Qua 100 năm, Trạm Khảo cứu Lâm học Măng Lin đã gắn liền với nhiều công trình nghiên cứu, thực nghiệm lâm sinh và tên tuổi của các nhà khoa học: A.Yersin, Ducampo, A.Chevalier, H.Lecomte, Capus, R.Hickel, Y.de Ferre', Evrard, Gagnep, Morange, Bucknett, Trần Tiến Ngữ, Nguyễn Văn Tài, Bùi Ngọc Sanh, Phạm Hoàng Hộ... Và đã trở thành tài sản vô giá của quốc gia.

100 năm Trạm Khảo cứu Lâm học Măng Lin: Tài sản vô giá của quốc gia

Nguyễn Hoàng Bích | 10/12/2016, 06:54

Qua 100 năm, Trạm Khảo cứu Lâm học Măng Lin đã gắn liền với nhiều công trình nghiên cứu, thực nghiệm lâm sinh và tên tuổi của các nhà khoa học: A.Yersin, Ducampo, A.Chevalier, H.Lecomte, Capus, R.Hickel, Y.de Ferre', Evrard, Gagnep, Morange, Bucknett, Trần Tiến Ngữ, Nguyễn Văn Tài, Bùi Ngọc Sanh, Phạm Hoàng Hộ... Và đã trở thành tài sản vô giá của quốc gia.

Bước vào thế kỷ 20, giữa lúc các nhà khoa học đứng đầu là Giáo sư Ducampo (Giám đốc Nha Thủylâm Đông Dương) chủ trương xây dựng một mạng lưới các trung tâm, trạm, trại nghiên cứu lâm sinh (nghiên cứu sự sống của rừng) theo độ cao từ Sài Gòn lên Tây Nguyên và theo vĩ độ từ Nam ra Bắc thì Bác sĩ A.Yersin cũng đang tìm một địa điểm trên cao nguyên Langbianđể thí nghiệm trồng cây canh-ki-na làm nguyên liệu sản xuất thuốc ký-ninh chống bệnh sốt rét.Giáo sư Ducampo đã sốt sắng ủng hộ Bác sĩ A.Yersin chọn địa điểm này, ngay sau đó vào tháng 6. 1916, Giám đốc Nha Thủylâm Đông Dương đã ra quyết định thành lập"Trạm Khảo cứu Lâm học Măng Lin" trực thuộc Nha Thủylâm Đông Dương.

Một nhà lâm họcđang hướng dẫn sinh viên Đại học Đà Lạt phân loại các loài thôngở Trạm Khảo cứu Măng Lin.

Trạm Măng Lintrên độ cao 1.500m so với mặt biển, gần thác Cam Ly, TP. Đà Lạt, nơi có nguồn nước dồi dào, địa hình đẹp, địa mạo đa dạng và những loại đấtphát triển trên các nền đá mẹ phổ biến ở Tây Nguyên. Đây là nơi đắc địa rất thuận tiện cho nghiên cứu khảo nghiệm các loài cây có điều kiện tự nhiêngầnnhư Đà Lạt và ươmtrồng canh-ki-na theo chương trình nghiên cứu phát triển loài cây này của Bác sĩ A.Yersin.

Từ năm 1917, công tác di thực cây canh-ki-na bắt đầu đạt kết quả khả quan khi A.Yersin bố trí những thínghiệm có hệ thống ở Măng Lin, đồng thời cùng nhà thực vật học A.Chevalier trồng một số giống canh-ki-na ở Đan Kia (một buôn đồng bào dân tộc K' ho lớn nhấtLangbian thời đó, cách Măng Lin10km) đã thu được kết quả mỹ mãn.

Dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ A.Yersin, Viện Pasteur Đà Lạt bắt đầu xây dựng liên tiếp các đồn điền trên cao nguyên để trồng canh-ki-na. Tổng kết các khảo cứu ở Trạm Măng Linvà các điểm phụ cận, Bác sĩ A.Yersin và các nhà khoa học đã khẳng định "Cây canh-ki-na hạp độ cao trên 500m đặc biệt từ 1.000 - 1.500m (so với mặt biển), nó ưa đất đỏ bazal không đọng nước và giàu chất mùn hay đất mỡ gà pha cát granit, lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm... Như thế tại Tây Nguyên có nhiều nơi trồng được loài cây này".

Từ đầu thế kỷ trước đến thập niên 1930 cũng đã diễn ra các cuộc thám hiểm, điều tra phân loại rừng trên cao nguyên Langbian rất sôi động, vì thế một Vườn Sưu tập (Arboretum) đã được ưu tiên xây dựng ở TrạmKhảo cứu, quy tụ nhiều thực vật rừng phong phú, mang đậm dấu ấn của các nhà khoa học ngày ấy.

Thông lá rủ Pinus patula ởTrạm Khảo cứu Lâm học Măng Lin

Trước hết là 4 loài thông trong họ thông Pinaceae tìm thấy ở vùng Cổng Trời: Cây thông có tên khoa học Pinus kesiya Royle ex Gordon, tên Việt là thông ba lá, cây ngo mà Bác sĩ A.Yersin đã gặp khi lần đầu tiên đặt chân lên cao nguyên Langbian. Cây thông thuộc chi Keteleeria, tên khoa học là Keteleeria roulette (A.Chev) Flous, do A.Chevalier đã phát hiện ở Sơn La, Hoà Bình. Nó có tên Việt: thông bắc, thông dầu, thông tô hạp, du sam.

Đặc biệt, có hai loài thông chỉ thấy phân bố tự nhiên trên cao nguyên Langbian mà không thấy phân bố ở nơi nào khác trên thế giới và đã trở thành hai loài đặc hữu của Việt Nam: Cây thông có 5 lá kim trong một búp ngắn, nên gọi là thông 5 lá hoặc thông Đà Lạt và cũng được đặt tên khoa học để kỷ niệm nơi sản sinh ra nó: Pinus dalatensis Ferre, trong đó Ferre làY.deFerre', Giám đốc Viện Khảo cứu Lâm học Toulouse Pháp, bà đã mô tả và đặt tên cho thôngĐà Lạt.

Còn cây thông có hai lá dẹt hình lưỡi kiếm (rộng 0,5 - 1cm) trong một búp ngắn nên gọi là thông hai lá dẹt, tên khoa học Ducampopinus krempfii A.Chev, trong đó krempfii là tên nhà phân loại thực vật người Đức đã phát hiện ra loài thông quý hiếm này, Ducampo lànhà khoa họccó công xây dựng các cơ sở nghiên cứu và tổ chức các cuộc thám hiểm, điều tra rừng Langbian.

Còn A.Chev là A.Chevalier, nhà sinh học - phân loại thực vật xuất xắc đã giải phẫu lá và đề nghị tách thônghai lá dẹt trong chi Pinus thành chi Ducampopinus (tên A.Chev còn gắn với nhiều loài cây rừng ở Đông Dương). Đây là cây thông sống cùng thời với những sinh vật cổ sơ trước thời đại địa chất thứ hai, giống như khủng long, chúng hiện chỉ còn ở dạng hoá thạch.

Vì vậy, khi phát hiện thông hai lá dẹt, các nhà khoa học đã sung sướng gọi nó là "hóathạch sống"... Trong Vườn Sưu tập còn nhiều thực vật đặc sắc của Tây Nguyên như tùng dầu (Cupressus gigantea), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),bách xanh (Calocedrus macrolepis),cẩm lai (Dalbergia bariaensis Piere)...

Và nhiều thực vật có nguồn gốc Himalaya: Cây anh đào bản địa của núi rừng Langbian, nhưng đã được David Don (1799 - 1841), nhà phân loại thực vật người Scotland phát hiện ở Nepal. Nó có hoa 5 cánh giống hoa mai (Cerasus), nhưng lại có màu hồng thắm và có hình dáng của cây đào (Prunus) nên thường gọi là mai anh đào và được các nhà khoa học đặt cho tên ghép là Prunus cerasoides D.Don.

Một cây mimosa ởTrạm Khảo cứu Lâm học Măng Lin

Thông đỏ Himalaya (Taxus wallichiana Zucc) thuộc họ thanh tùng Taxaceae, do nhà thực vật học R.Hickel tìm thấy trong cuộc thám hiểm Langbian năm 1931. Sở dĩ gọi là thông đỏ vì hạt của chúng nằm trong vỏ giả, khi chín màu đỏ và gỗ cũng có màu đỏ thẫm. Lá, vỏ thông đỏ là nguyên liệu sản xuất Taxol, hợp chất thiên nhiên quan trọng nhất đã được tìm thấy trong thế kỷ vừa qua, để chữa trị ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi...

Nhiều thực vật ôn đới cùng chi và họ với thực vật rừng Langbian cũng được đưa về Vườn Sưu tập như cây thông đỏ châu Âu (Taxus baccata L), anh đàoNhật Bản (Prunus sumonobeauty)...Cảthông mã vĩ (Pinus massoniana) vẫn mọc ở biên giới Đông Bắc nước ta vàcây thông nhựa (Pinus merkusii) vẫn mọc ở độ cao dưới 1.000m cũng thấy trồng ở đây (đủ 6 loài thông bản địa và đặc hữu của Việt Nam).

Xứng đáng là một Arboretum trên đất Nam Tây Nguyên – "chiếc nôi của cây thông" như quốc tế đã công nhận. Những loài lan rừng đặc hữu của Lâm Đồng cũng sớm có mặt tại Vườn Sưu tập, gồm 3 loài lan mang tên Đà Lạt: Dendrobium dalatense, Eria dalatensis, Oberonia dalatensis; 2 loài mang tên Langbian: Dendrobium langbianense, Oberonia langbianensis vàchúngđã tham gia vào quỹ gene thực vật rừng quý hiếm của thế giới...

Quả thông đỏ Himalaya

Cáchđây 50 - 60 năm, Trạm Măng Linđã khảo nghiệm và trồng thành rừng 23 loài thông của nước ngoài: Pinus caribaea có nguồn gốc từ vùng biển Caribê châu Mỹ nên gọi là thông Caribê hoặc thông Cuba. Pinus patula, quê hương ở vùng núi Mehico, lá mềm mại luôn rủxuống nên gọi là thông lá rủ. Pinus tropicalis xuất xứ Trung Mỹ có tên Việt là thông nhiệt đới. Pinus oocarpa, quê hương ở Guatemala... Và một số loài thông có nguồn gốc Mỹ như: Pinus elliottii, Pinus radiata, Pinus tenuifolia , Pinus teada...

Gần 30 loài bạch đàn xuất xứ châu Úc cũng được trồng thử nghiệm ở Măng Lin: Eucalyptus saligna thân màu trắng, luôn chiếm lĩnh tầng cao trong không gian xanh. Eucalyptus citriodora, tên Việt là bạch đàn chanh vì lá có những túi dầu lấm tấm mang hương chanh thơm mát.

Nhiều loài bạch đàn vùng cao đã phát huy tác dụng như Eucalyptus grandis, Eucalyptus viminalis, Eucalyptus robusta, Eucalyptus urophylla, Eucalyptus globulus. Đến nay nhiều cây có đường kính 55 - 65cm, chiều cao đạt trên 30m và là những cây bạch đàn tốt nhất thấy được ở Đông Dương.

Đến nay còn ít người biết đầuthập niên 1950, các cơ sở nghiên cứu lâm sinh của Pháp ở trong nước cũng như ở hải ngoại (trong đó có Trạm Măng Lin*) đã trồng khảo nghiệm nhiều giống Mimosa (Acacia) để lấy nhựa cung cấp cho ngành mỹ thuật và bưu điện làm chất kết dính của sơn dầu, keo tráng sẵn lên tem, phong bì và làm thùng lưu hoá rượu, nút chaicho rượu Cognac.

Ngày nay ở Măng Linvẫn còn vết tích của những cây mimosa cổ thụ và những cây mimosa đẹp nhất (thuộc 2 loài Acacia dealbata vàAcacia podalyriifolia).Cùng nhiều loài tùng xuất xứ Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ: Cupressussempervirens, Cupressus arizonica, Cupressus macrocarpa, Chamaecyparis lawsonia, Pendula glanca, Thuya orientalis tạo hình phong phú.

Những cây công nghiệp có giá trị cao như sơn (sơn ta Rhus succedanea, sơn Nhật Rhus vernicifera), đại hồi (lllicium verum Hook) qua khảo nghiệm ở Trạm Măng Lincũng đã tìm được chỗ đứng trên cao nguyên...

Trèo hái giống thôngở Măng Linhợp tác quốc tế với Thái Lan, Đan Mạch (DANIDA)

Đầu thập niên 1980, các nhà lâm học ở Đà Lạt hợp tác với các nhà di truyền chọn giống Thái Lan và Đan Mạch (DANIDA)đã kiên trìtuyển chọn,thu hái giống thông ba lá trên các cây trội vàcâyưu việt để khảo nghiệm với nhiều xuất xứgiống(Bắc Thái Lan, Bắc Tây Nguyên,Bắc Ấn Độ,Hoàng Su Phì, Langbian...).Kết quả xây dựng được "Vườn giống quốc gia thông ba lá Pinus kesiya" củamỗi nước ở Trạm Măng Lin (Đà Lạt)và Chiang Mai (Thái Lan)...

Qua 100 năm, Trạm Khảo cứu Lâm học Măng Linđã gắn liền với nhiều công trình nghiên cứu, thực nghiệm lâm sinh và tên tuổicủacác nhà khoa học: A.Yersin, Ducampo, A.Chevalier, H.Lecomte, Capus, R.Hickel,Y.deFerre', Evrard, Gagnep, Morange, Bucknett, Trần Tiến Ngữ,Nguyễn Văn Tài, Bùi Ngọc Sanh, Phạm Hoàng Hộ... Và đã trở thành tài sản vô giá củaquốc gia.

Nguyễn Hoàng Bích
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
100 năm Trạm Khảo cứu Lâm học Măng Lin: Tài sản vô giá của quốc gia