Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây để cung cấp thông tin về dự án xây dựng nhà hát giao hưởng tại Thủ Thiêm, đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM khẳng định, số tiền 1.500 tỉ đồng đã được dành riêng từ năm 2014, bằng 2,6% tổng chi…

1.500 tỉ xây nhà hát Thủ Thiêm đã dành riêng từ 2014, bằng 2,6% tổng chi

26/10/2018, 15:45

Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây để cung cấp thông tin về dự án xây dựng nhà hát giao hưởng tại Thủ Thiêm, đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM khẳng định, số tiền 1.500 tỉ đồng đã được dành riêng từ năm 2014, bằng 2,6% tổng chi…

Phối cảnh nhà hát giao hưởng vừa được lãnh đạo TP.HCM bấm nút xây dựng - Ảnh từ PLO

Báo cáo đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM nêu rõ, nhà hát giao hưởng tại Thủ Thiêm là dự án ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách giai đoạn 2011-2015 (theo Quyết định 2631/QĐ-TTg năm 2013). Nguồn vốn xây dựng dự án này khoảng 1.500 tỉ đồng, theo khẳng định của đoàn đại biểu TP.HCM, được thành phố dành riêng từ năm 2014 và không sử dụng cho mục đích khác.

Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra một số nội dung liên quan khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm ngày 4.9.2018, Thành phố đã khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp để thực hiện kết luận. Từ tháng 5 đến tháng 10.2018, Ban Thường vụ Thành ủy đã họp 6 phiên để giải quyết các vấn đề liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Các chi phí cần thiết để đền bù thiệt hại cho các hộ dân liên quan, thực hiện tái định cư với điều kiện sống tốt hơn sẽ được lấy từ ngân sách dự trữ của thành phố năm 2018 và ngân sách năm 2019 của thành phố sau khi được HĐND Thành phố thông qua.

Báo cáo của đoàn đại biểu TP.HCM cho biết, nhằm đáp ứng nhu cầu y tế, giáo dục của người dân thành phố ngày một tăng (hiện bình quân 5 năm dân số Thành phố tăng thêm 1 triệu người, 50% người khám chữa bệnh ở Thành phố là đồng bào từ các địa phương xung quanh), Thành phố đã đầu tư cho xây dựng bệnh viện và trường học hằng năm rất lớn.

Trong 5 năm 2016-2020, ngân sách đầu tư để xây bệnh viện và trường học là 34.600 tỉ đồng. Chi phí dự kiến xây dựng nhà hát tương đương 4,2% mức đầu tư này. Nếu so với tổng mức đầu tư xây dựng trường học và bệnh viện giai đoạn 2006-2020 là 57.860 tỉ đồng thì con số 1.500 tỉ đồng chỉ bằng 2,6%, còn so với tổng chi ngân sách Thành phố cùng giai đoạn là 355.268 tỉ đồng thì bằng 0,42%.

“Từ năm 1975 đến nay, thành phố chưa xây nhà hát giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch nhưng đã xây hàng chục bệnh viện và hàng trăm trường học. Nếu so sánh chi phí xây dựng nhà hát với chi ngân sách thành phố trong 35 năm đổi mới thì chi phí xây nNhà hát - một công trình sẽ tồn tại hàng trăm năm - sẽ chiếm tỷ lệ khoảng 0,3%”, văn bản nêu.

Trả lởi câu hỏi xây dựng nhà hát cho ai, đoàn đại biểu TP.HCM cho rằng, nhà hát sẽ phục vụ nhu cầu văn hóa và chính trị của hơn 10 triệu người thành phố và 33 triệu người dân phía Nam cũng như bạn bè quốc tế đến giao lưu, tham quan và du lịch tại TP.HCM.

Với vị trí thuận lợi là nằm trong khuôn viên quảng trường trung tâm của thành phố (đang được đề nghị đặt tên là Hồ Chí Minh với diện tích hơn 20ha), kết nối thuận tiện với quận 1, quận 4 bằng 2 cầu đi bộ và hầm Thủ Thiêm, nhà hát sẽ thu hút được đông đảo người dân đến đây thưởng lãm nghệ thuật.

Thông tin khác được đưa ra, Nhà hát Thành phố hiện nay (do người Pháp xây dựng năm 1898) dù được thiết kế tinh xảo, đặc sắc, chuyên nghiệp, phù hợp với việc biểu điễn các vở diễn nhạc kịch, giao hưởng và vũ kịch (ba lê) và có sử đụng để biểu diễn nhạc kịch truyền thống của miền Nam (cải lương) nhưng chỉ phù hợp với dân số Sài Gòn thời kỳ 1900 với khoảng 100.000 - 150.000 người.

Nay dân số Thành phố đã lên khoảng 10 triệu người (trong đó, có 5 triệu lao động với gần 30% có trình độ cao đẳng, đại học, hơn 100.000 người nước ngoài đang sống) và dân số vùng Nam bộ là 33 triệu người nên Nhà hát Thành phố hiện đã quá tải, cần có một nhà hát mới với quy mô lớn hơn, ở vị trí thuận lợi hơn để vừa là nơi biểu điễn nghệ thuật đỉnh cao, vửa tổ chức các hoạt động biểu diễn và giao lưu văn hóa của các nước tại thành phố, đồng thời tổ chức các hoạt động chính trị lớn… Vậy nên, nhà hát tại Thủ Thiêm với quy mô 1.700 chỗ ngồi sẽ đáp ứng được các tiêu chí đặt ra.

Vị trí dự kiến của dự án nhà hát này đã được thay đổi 3 lần: từ 23 Lê Duẩn (2008) đến công viên 23.9 (2013) và năm 2016 là đặt tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Quy mô nhà hát được xác định năm 2012 và 2018 là 10.030 m (hơn 1ha), có khoảng 1.700 chỗ ngồi với 2 phòng biểu diễn (phòng lớn 1.200 chỗ, phòng nhỏ 500 chỗ).

Diện tích ngoài trời trước nhà hát là 5.016 m2, bao gồm không gian sinh hoạt cộng đồng và biểu diễn ngoài trời, đường giao thông nội bộ... Diện tích công viên, cây xanh, sân vườn xung quanh là 10.324 m2.

Khái toán tổng mức đầu tư của dự án khoảng 1.508 tỉ đồng với tiến độ giải ngân như sau:

2019-2020: Thi tuyển thiết kế nhà hát (30 tỉ đồng);

2020-2021: khởi công và thi công phần bê tông cốt thép (670 tỉ đồng);

2021-2022: hoàn thiện công trình, lắp thiết bị (650 tỉ đồng).

Theo P.Thảo/Dân Trí

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
1.500 tỉ xây nhà hát Thủ Thiêm đã dành riêng từ 2014, bằng 2,6% tổng chi