Nhằm gìn giữ và phát huy bộ môn nghệ thuật lâu đời và độc đáo của dân tộc đó là múa rối nước. Các nghệ nhân của đoàn nghệ thuật rối nước Sài Gòn đã có buổi biểu diễn đầu tiên tại NVH Thanh Niên (TP.HCM) thu hút khá đông sự quan tâm của công chúng.

Yêu rối nước để giữ hồn dân tộc

Một Thế Giới | 28/05/2015, 06:20

Nhằm gìn giữ và phát huy bộ môn nghệ thuật lâu đời và độc đáo của dân tộc đó là múa rối nước. Các nghệ nhân của đoàn nghệ thuật rối nước Sài Gòn đã có buổi biểu diễn đầu tiên tại NVH Thanh Niên (TP.HCM) thu hút khá đông sự quan tâm của công chúng.

Sau một thời gian chuẩn bị, vừa qua đoàn nghệ thuật Múa rối nước Sài Gòn đã chính thức có buổi ra mắt tại NVH Thanh Niên TP.HCM. Rối nước Sài Gòn ra đời không quá nặng về yếu tố thương mại. Tâm huyết của những người làm chương trình là mong muốn giữ gìn và đưa bộ môn Rối nước - một loại hình nghệ thuật dân tộc đã có gần 1.000 năm tuổi và duy nhất chỉ có ở Việt Nam đến gần với công chúng hơn, nhất là các em học sinh và thiếu nhi. Đồng thời quảng bá và giới thiệu bộ môn nghệ thuật độc đáo này của VN đến với du khách thập phương và bạn bè quốc tế.
Buổi ra mắt ở NVH Thanh Niên, BTC đã cho khán giả thưởng lãm những màn nghệ thuật đặc trưng của nghệ thuật rối nước qua các tiết mục đặc sắc như: Múa rồng, Cáo bắt vịt, Đánh cá trên sông, Múa tiên, Đốt đuốc… đã gây nên sự thích thú dưới hàng ghế khán giả nhất là những khán giả trẻ em. Ngoài những hoạt động chính BTC đã khóe léo lồng ghép những trò chơi dân gian như nặn tò he, bịt mắt đánh niêu để cho các khán giả nhỏ tuổi cùng tham gia như hòa mình vào không khi của ngày hội.
roi-nuoc-sai-gon-giu-hon-dan-toc-hinh-anh-1
Trò chơi dân gian "Bịt mắt đập niêu" gây thích thú cho các em nhỏ trước khi xem múa rối nước
Sau buổi ra mắt, chương trình nghệ thuật múa rối nước Sài Gòn sẽ được thường xuyên biểu diễn phục vụ công chúng tại NVH Thanh Niên vào tất cả các ngày trong tuần, bên cạnh đó đoàn cũng có kế hoạch cơ động lưu diễn tại các địa điểm khác trong và ngoài khu vực TP.HCM. Đoàn cũng sẵn sàng đi đến các vùng ngoại thành, vùng sâu vùng xa, các trường học kể cả ra nước ngoài để biểu diễn. Chương trình 11 trò cổ tiêu biểu: Tểu, Múa rồng, Lân tranh cầu, Múa chim loan phượng, Nông nghiệp, Cáo bắt vịt, Đánh cá trên sông, Bơi, Bát âm, Bát tiên, Tứ linh được xây dựng thành hai chương trình chính và có thể thay đổi thành nhiều chương trình khác nhau với thời lượng từ 15 - 60 phút.
roi-nuoc-sai-gon-giu-hon-dan-toc-hinh-anh-2
Đờn ca tài tử trước trước giờ biểu diễn 
Một thành viên của đoàn nghệ thuật Rối nước Sài Gòn cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực hết sức mình để phát huy một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của dân tộc Việt Nam trước sự xâm thực rất đang lo ngại của các loại hình nghệ thuật hiện đại khác đang vô hình trung đẩy lùi các bộ môn nghệ thuật dân gian đến chỗ mai một. Hình ảnh của cha ông ta ngày xưa ngâm bùn lội nước để làm nghệ thuật không phải là một công việc bình thường thích thú với mọi người. Nếu không phải là người sống ân tình với nước tới mức "Sống ngâm da, chết ngâm sương" như cư dân trồng lúa nước, thì khó có được sự truyền cảm nồng nhiệt vào hành động của nhân vật rối nước”.
Rối nước ra đời vào khoảng năm 1121 thời vua Lý Nhân Tông, thời gian mà được các nhà sử học, khảo cổ học đánh giá là thời kỳ nền văn hóa nghệ thuật ở nước ta phát triển mạnh mẽ. Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, được manh nha từ công cuộc chế ngự, cải tạo thiên nhiên. Rối nước thường được diễn vào những ngày nông nhàn, ngày xuân, trong các lễ hội. Thông qua các câu chuyện đời thường giản dị trong đời sống sinh hoạt hằng ngày được nghệ sĩ rối nước tái hiện lại lại thông qua công cụ con rối trên sân khấu mặt nước. Người xem sẽ cảm nhận được sắc thái của hội làng, gửi gắm vào đó những tâm tư tình cảm, nhưng ước mơ đơn sơ giản dị của người nông dân hiền hòa sau những ngày lao động mệt nhọc.
roi-nuoc-sai-gon-giu-hon-dan-toc-hinh-anh-3
"Múa Bát tiên" là một trong 11 tiết mục rối nước của chương trình 
Nghệ thuật múa rối nước được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với tuồng, chèo là những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc. Múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng múa rối nước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Yếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng mặt nước làm sân khấu để con rối diễn trò, đóng kịch. Buồng trò rối nước, được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam.
roi-nuoc-sai-gon-giu-hon-dan-toc-hinh-anh-4
Các nghệ nhân điều khiển rối nước xuất hiện chào khán giả ở cuối chương trình 
Theo giáo sư Trần Văn Khê: “Múa rối nước Việt Nam là một bộ môn nghệ thuật độc đáo và duy nhất ở Việt Nam khi lấy mặt nước làm sân khấu. Đây đích thực là nghệ thuật của Việt Nam, nó không bị ảnh hưởng bởi một nền văn hóa nào bởi đây là các trò rối được nông dân Việt Nam thời bấy giờ nghĩ ra từ những sinh hoạt đời thường, được truyền qua bao đời và các trò này ngày càng trở nên phát triển rộng rãi trong dân gian, và được tiến cung để phục vụ vua quan thời bấy giờ. Đó là lý do múa rối nước đã được hình thành và phát triển từ dân gian Việt Nam”.
Bài & ảnh: Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Yêu rối nước để giữ hồn dân tộc