Những năm cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu thế kỉ 21, ngư dân đi biển thỉnh thoảng lại thót tim, sững sờ nhìn kinh ngạc bởi đột ngột trồi lên một “con cá kình” đen trũi ở vùng cửa vịnh Cam Ranh, về sau, họ đoán già đoán non là tàu ngầm hải quân ta, do sự liên tưởng đến đôi ba lần nhìn thấy tàu ngầm của Liên Xô lặn nổi ở quân cảng từ những năm 1980. Hóa ra, đó là tàu ngầm mini đặc biệt - được mệnh danh là "Yết Kiêu cảm tử”, có từ trước khi Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo 636 hiện đại. Những nă

“Yết Kiêu cảm từ” - Tàu ngầm thế hệ đầu được hải quân ta sử dụng

Một Thế Giới | 25/06/2015, 06:57

Những năm cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu thế kỉ 21, ngư dân đi biển thỉnh thoảng lại thót tim, sững sờ nhìn kinh ngạc bởi đột ngột trồi lên một “con cá kình” đen trũi ở vùng cửa vịnh Cam Ranh, về sau, họ đoán già đoán non là tàu ngầm hải quân ta, do sự liên tưởng đến đôi ba lần nhìn thấy tàu ngầm của Liên Xô lặn nổi ở quân cảng từ những năm 1980. Hóa ra, đó là tàu ngầm mini đặc biệt - được mệnh danh là "Yết Kiêu cảm tử”, có từ trước khi Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo 636 hiện đại. Những nă

Tàu ngầm... bé hạt tiêu
Tàu ngầm sinh ra là để... lặn và hành tiến để tiến công các mục tiêu nổi ở mặt nước, dưới biển, trên không và đất liền của đối phương. Nhưng, tùy từng loại tàu có tính năng tác dụng khác nhau, trang bị vũ khí khác nhau để làm nhiệm vụ khác nhau. Tàu ngầm mini sinh ra để trám vào những nơi, những việc mà tàu ngầm lớp kilo, tàu ngầm hạt nhân nguyên tử chưa đảm nhiệm được, hoặc làm nhưng hiệu quả không cao. 
Tàu ngầm mini có loại không người lái, coi như quả ngư lôi có điều khiển hành trình... “cảm tử’ lao vào mục tiêu. Thủy thủ đoàn tàu ngầm mini có người lái thường biên chế 4 đến 9 người, có thể chở thêm 6 người nhái nữa. Tàu ngầm mini có người lái làm nhiệm vụ đột kích, trinh sát, hoặc tấn công, thậm chí thả người nhái đánh mục tiêu chấp nhận hy sinh như... “Yết Kiêu cảm tử’.
Tàu ngầm mini cũng có sức mạnh khủng khiếp, nếu biết làm chủ và sử dụng nó thành thạo. Tàu ngầm mini dù là của Nga, của Mỹ, hay Ấn Độ... sinh ra cũng để hoạt động ở vùng nước biển nông ven bờ, tầm hoạt động có giới hạn, nhưng nó vẫn có thể lặn ở độ sâu 120m, nếu được tàu ngầm mẹ “cõng” thì tầm tác chiến xa hàng nghìn cây số, hành trình xa không còn là vấn đề nan giải. Khi tàu ngầm mẹ “cõng” đến địa điểm tác chiến thì nó mới được “thả” ra để tự hành. Có thể coi tàu ngầm mini là vũ khí hạng nhẹ của binh chủng tàu ngầm, dùng trong tác chiến hiện đại và cũng có thể sử dụng... đánh du kích.
Tàu ngầm mini có hạn chế là thời gian hoạt động không lâu, không mang được vũ khí nặng và không mang được nhiều. Vì trang bị đơn giản hơn tàu lớp kilo và tàu hạt nhân nguyên tử, nên khả năng tàng hình rất hạn chế, do đó dễ bị phát hiện. Tuy nhiên nó có lợi thế riêng là chân vịt ít tiếng ồn, thân xác nhỏ gọn nên dễ ẩn núp, dễ lẩn tránh. Tiền mua một tàu lớp kilo có thể mua được 5 tàu ngầm mini, rẻ tiền như thế nên có thể trang bị được số lượng nhiều để sử dụng số động tác chiến. Trong trận Trân Châu cảng ở đại chiến thế giới lần thứ 2, quân đội Nhật Hoàng đã dùng hạm đội chở tàu ngầm mini, thả xuống biển, bắn cháy và làm gãy đôi chiến hạm uss Oklahoma chìm nghỉm kéo theo sinh mạng 388 sỹ quan thủy thủ Mỹ nằm dưới đáy đại dương.
Bí ẩn... tàu ngầm mini Việt Nam!
Thượng tá Dương Xuân Khang - Phó chính ủy trung đoàn tàu ngầm mini 196 dẫn chúng tói ra cầu cảng. Bến đỗ tàu ngầm mini nằm trong một vùng nhỏ khuất, kín đáo, sóng lặng im lìm trong quần thể vịnh Cam Ranh. Độ an toàn bí mật và khuất vắng đến nỗi nhiều người dân ở thành phố Cam Ranh còn chưa biết có một trung đoàn đặc công tàu ngầm mini 196 nằm ở quê hương mình. 
Bởi từ dạo thành lập đã gần 20 năm, nhưng đơn vị bế quan tỏa cảng bí mật tuyệt đối. Chỉ mấy năm gần đây, cấp trên mới cho phép đơn vị kết nghĩa, giao lưu với Bệnh viện Cam Ranh, Đại học Phú Yên, Cao đẳng sư phạm Nha Trang, xã đảo Cam Bình..., nhưng người dân cũng chỉ biết có một Đoàn M96 (viết tắt) đóng quân ở địa phương mình. Thanh niên giao lưu với đơn vị cũng chỉ ở doanh trại bộ đội, không được ra cầu cảng xem tàu, huống hồ là chui xuống tàu ngầm mini.
Ngày 2/8/1996, Đoàn M96 hải quân chính thức được thành lập, nhưng phải đến gần một năm sau - năm 1997 thì đơn vị mới tiếp nhận tàu ngầm. Giáo sư Thayer viết trên website của Học viện Hải quân Mỹ thì khẳng định tàu ngầm mini của Hải quân Việt Nam chính là tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Yugo của Triều Tiên. Nó vốn được sản xuất ở Nam Tư vào những năm 60 của thế kỉ trước và Triều Tiên mua về, sau đó nó lại được thay đổi hộ tịch về Việt Nam. 
Thông số kĩ thuật tàu ngầm loại nhỏ lớp Yugo: “Chiều dài 20m, rộng 3,1 m, cao 4,6m, lặn sâu 120m..., tốc độ tối đa vào khoảng 19km/h khi nổi và 14km/h khi lặn..., trang bị 2 ống phóng ngư lôi loại 406mm và biên chế 4 thủy thủ cùng 6 đến 7 lính đặc công nước”. Tàu ngầm mini có nhiệm vụ riêng rất đặc biệt: Chở đặc công nước, hay còn gọi là người nhái tiêu diệt mục tiêu đối phương. Đồng thời được trang bị ngư lôi tấn công mục tiêu di động hoặc cố định trên mặt biển hoặc dưới nước.
Hiện nay, Đoàn M96 đang sở hữu tàu ngầm mini “mang số hiệu HQ.41 và HQ.42, làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và cứu hộ cứu nạn khi cần thiết. Ngoài ra, đơn vị còn đựợc trang bị những tàu kéo mặt nước cũng làm cứu nạn cứu hộ và hiệp đồng huấn luyện, sẵn sàng tác chiến cùng với các tàu ngầm mini.
Gian nan... vượt khó
Thượng tá Dương Xuân Khang kể: Trung đoàn thành lập năm 1996, thì năm 1997 anh được điều về đơn vị. Dạo ấy, cả vùng biển này còn hoang sơ, điện và nước ngọt không có, khó khăn lắm. Đơn vị phải khoan vào lòng đất lấy nước ngầm lên tự lọc... để phục vụ cuộc sống hàng ngày cho thủy thủ. Căn cứ đóng quân ở nơi khuất vắng, xa đường quốc lộ số 1 hàng chục cây số.
Tuyển chọn thủy thủ giữa những năm 90 của thế kỉ trước cũng gian nan, khó khăn nghiệt ngã không kém chọn thủy thủ tàu ngầm lớp Kilo 636 hiện nay. Cũng dự tuyển cả ngàn người lấy được một, nhưng Đoàn M96 được kế thừa nguồn nhân lực, tri thức từ Hải đội tàu ngầm 182. Hải đội 182 chính là khung tàu ngầm đầu tiên mang tên "Đoàn 682” từ năm 1982, đã đưa hơn 100 người sang đào tạo ở Liên Xô. Sau 2 năm học tàu ngầm về, thêm một thời gian nữa, Hải đội tàu ngầm 182... giải thể. 
Một số sĩ quan, thủy thủ ở khung hải đội tàu ngầm giải thể ấy đã chuyển công tác đến các đơn vị hải quân một thời gian, lại được điều về Đoàn M96. ông Đinh Hải Huy, thời còn khung tàu ngầm Hải đội 182, làm thuyền phó số 1, được điều về Trung đoàn đặc công tàu ngầm mini 196 khi thành lập, và ông trở thành Trung đoàn trưởng đầu tiên. Chính vì thế, nhận nhiệm vụ, ông làm được ngay, không bỡ ngỡ, vì trước đó đã được đào tạo rất cơ bản.
Cũng như Lữ đoàn tàu ngầm Kilo 189, Đoàn M96 được phép tuyển thủy thủ từ các đơn vị hải quân khác. Có nghĩa là tuyển lại của tuyển. Các đơn vị ấy đã làm công tác tuyển quân khá kĩ càng rồi, đã đưa lính về đơn vị huấn luyện rồi, đã học ở Học viện Hải quân rồi và đang công tác ở các tàu mặt nước, ở các đơn vị lính thủy đánh bộ, ở đơn vị đặc công hải quân..., nhưng Trung đoàn tàu ngầm mini 196 vẫn được phép... tuyển chọn. Xe đặc chủng được trang bị các phương tiện kiểm tra sức khỏe, trong đó có buồng thử tăng áp, người nào chịu được 5 áp mốt phe, tương đương với độ sâu 50m thì mới vào vòng tiếp theo, tuyển chọn rất nghiệt ngã.
Huấn luyện khác biệt
Trong huấn luyện, Đoàn M96 chủ yếu là... tự đào tạo, điều này rất khác với các thủy thủ tàu ngầm lớp kilo được đưa sang Nga và Ấn Độ đào tạo bài bản trên thiết bị, mô hình và tàu hiện đại. Ngay từ ngày thành lập, các tài liệu hồ sơ của tàu ngầm mini được dịch ra trong vòng mấy tháng, thủy thủ được chuyên gia bạn huấn luyện chỉ sau thời gian ngắn, cộng với số thủy thủ từ Hải đội 182 trước đây... đã tự làm chủ được tàu ngầm mini một cách thành thạo. Đoàn M96 không có trung tâm huấn luyện hiện đại như Lữ đoàn tàu ngầm 189, thay vì thực hành trên thiết bị mô phỏng y như con tàu thật, thì thủy thủ học trực tiếp ở tàu ngầm, hoặc lẽ ra được rèn luyện ở tổ hợp rung lắc hiện đại..., thì thủy thủ thử thách trên tàu mặt nước chịu đựng tới sóng cấp 6, cấp 7..
Một điều rất khác biệt của Trung đoàn tàu ngầm mini 196 so với Lữ đoàn tàu ngầm Kilo 189, là biên chế đội ngũ đặc công nước, còn gọi là người nhái. Người nhái được huấn luyện như chiến sĩ đặc công nước ở các lữ đoàn đặc công hải quân khác như: võ thuật, tàng hình, lặn, mang theo vũ khí chất nổ trong khi bơi phải đạt hàng chục cây số,... nhưng còn thêm phẩm chất của... thủy thủ tàu ngầm. Lính đặc công nước mặc đồ lặn, mang theo thiết bị, vũ khí, chất nổ, được tàu ngầm mini chở đến khoảng cách cần thiết đối với mục tiêu, mới thả xuống biển. 
Người lính đặc công nước phải đủ sức khỏe, bản lĩnh và thông minh lặn sâu dưới nước tiếp cận và tấn công mục tiêu đối phương... rồi quay lại tìm về tàu; có thể trong tình huống bắt buộc phải hành động như “Yết Kiêu cảm tử’. Theo thượng tá Dương Xuân Khang thì: Người lính được tuyển chọn vào lực lượng đặc công tàu ngầm tinh nhuệ phải hội tụ nhiều phẩm chất đặc biệt: Thể lực khỏe, chịu sóng gió giỏi, bơi trên biển phải hơn 10km. Bản lĩnh vững vàng, can đảm, thông minh, nhanh nhẹn... chịu đựng được môi trường tàu ngầm nhỏ hẹp, gò bó, đi biển dài ngày.
Trung đoàn đặc công tàu ngầm mini 196 cũng là nơi bổ sung nhiều nhất, hơn 100 sĩ quan, thủy thủ cho Lữ đoàn tàu ngầm Kilo 189.
Theo Tuổi trẻ & Đời sống
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Yết Kiêu cảm từ” - Tàu ngầm thế hệ đầu được hải quân ta sử dụng