Cuộc xung đột thương mại Úc – Trung có khởi nguồn từ nỗi lo từ nền kinh tế của Bắc Kinh chứ không phải vì Trung Quốc giận dữ việc Úc đòi điều tra coronavirus

Xung đột thương mại Trung - Úc cho thấy Trung Quốc sợ bóng ma Chiến tranh Nha phiến

theo Neil Newman/SCMP | 25/01/2021, 13:39

Cuộc xung đột thương mại Úc – Trung có khởi nguồn từ nỗi lo từ nền kinh tế của Bắc Kinh chứ không phải vì Trung Quốc giận dữ việc Úc đòi điều tra coronavirus

29babd62-5bea-11eb-a99a-beae699a1a1d_image_hires_174104.jpeg

Cuộc chiến nha phiến

Khi nước Anh mới bắt đầu giao thương với Trung Quốc, cả hai quốc gia này đều chưa biết rõ về nhau. Nước Anh chỉ vừa mới bắt đầu nhập khẩu trà, việc này đã khiến những người dân Anh bắt đầu nghiện dần với việc uống một ly trà vào mỗi buổi sáng, trở thành một thức uống thay thế bia, thường được uống xuyên suốt trong ngày vào thời đấy.

Nhưng giao thương Anh – Trung Quốc là một bài toán khó giải vào những thế kỷ 17 và 18. Canton là cảng giao thương duy nhất, chỉ những đối tác “được tin cậy” được phép giao thương, và chỉ những mặt hàng được chọn lọc kỹ lưỡng mới được nhập cảng, ví dụ như đồng hồ, đồ sứ, hộp nhạc và sau đó là thuốc phiện. Những hàng hóa để xuất khẩu, ví dụ như trà, được giao phó cho các quốc gia nhỏ bé hơn với những lần nhập khẩu được xem như là hàng cống nạp cho Trung Quốc.

Hệ thống này đã đi vào hoạt động được khoảng 130 năm, cho đến khi nước Anh hết sạch trữ lượng bạc vào năm 1770. Để nguồn nhập khẩu trà được tiếp diễn, nước Anh yêu cầu bạc được sử dụng để thanh toán cho thuốc phiện y tế, thứ thuốc được sử dụng phổ biến rộng rãi giữa người Trung Quốc. Nói ngắn gọn, sau vài thập kỷ và sau hai cuộc chiến tranh, sự mất cân bằng thương mại đã xảy ra và khiến Trung Quốc mất hết trữ lượng bạc, đồng thời hủy hoại nền kinh tế của nước này và gây ra một cuộc suy giảm kinh tế kéo dài 30 năm, Cuộc suy thoái Đạo Quang (1820-1850).

Vào khoảng thời gian đó, người dân Anh bắt đầu nhận ra rằng họ có thể trồng loại trà của riêng họ tại Sri Lanka, còn gọi là Ceylon vào thời điểm đó, và Ấn Độ, vậy nên việc đưa giao thương trở lại trong Vương quốc và giảm đi sự ỷ lại vào Trung Quốc trở thành một ưu tiên hàng đầu. Khi nhìn vào cuộc xung đột thương mại Úc – Trung Quốc bắt đầu vào năm ngoái, ta cảm thấy lịch sử đang bắt đầu lặp lại.

Tôm hùm mắc kẹt

Việc những con tôm hùm Úc mắc kẹt tại Thượng Hải tháng 12 năm ngoái khiến taphải đặt ra vài câu hỏi.

Tại sao bất thình lình Trung Quốc lại áp đặt lệnh hạn chế lên những mặt hàng nhập khẩu của Úc đó là tôm hùm, than, đồng, gỗ xây dựng, thịt đỏ và bông gòn, với mức thuế cao đối với rượu vang và lúa mạch? Tại sao Trung Quốc lại chịu bị ảnh hưởng đến danh tiếng và phá vỡ hiệp định thương mại Trung – Úc?

Nếu Trung Quốc thực sự đang phát triển kinh tế được tốt như đã báo cáo trong năm 2020, tăng trưởng 2,5% GDP và tăng trưởng quý 4 được 6,5%, vậy tại sao lại kìm hãm đối với nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ? Và từ đó những kẻ nhà giàu tại Trung Quốc không thể tiêu xài hoang phí những đồng tiền mà họ dư thừa lên những mặt hàng này.

Nếu sự tăng trưởng trong xuất khẩu của Trung Quốc là kết quả của việc người dân mua sắm online những thứ như bàn chải đánh răng in hình Justin Bieber, thì điều gì sẽ xảy ra vào mùa thu khi tất cả chúng ta đều đã được tiêm vắc-xin và trở lại làm việc? Và điều đó có ý nghĩa gì đối với giao dịch ngoại tệ mạnh với Trung Quốc?

7668129c-5bde-11eb-a99a-beae699a1a1d_600x_174104.jpg

Giới truyền thông đã nhanh chóng đổ lỗi việc mối quan hệ Úc – Trung đang ngày càng xấu đi là kết quả của những câu hỏi khó chịu mà chính phủ Canberra đã đưa ra về cách chính phủ Bắc Kinh xử lý coronavirus trong những ngày đầu của đại dịch. Đây có thể là một lý do dẫn đến cuộc xung đột, nhưng dù sao Trung Quốc trong một thập kỷ gần đây đã cố gắng thay đổi để ít dựa dẫm vào các quốc gia bên ngoài tầm ảnh hưởng của mình. Dù sao thì xung đột thương mại cũng sẽ xảy ra vì những bước tiến chính trị sai lầm của Úc,  vào thời điểm mà Trung Quốc sẵn sàng tiếp nhận hậu quả và đã chuẩn bị đầy đủ để bắt đầu chuyển hướng dòng chảy thương mại.

Tuy nhiên, chưa có lệnh hạn chế nào được đưa ra đối với việc nhập khẩu quặng sắt, và nhiều người đã lập luận rằng Trung Quốc không thể ngừng nhập quặng sắt từ Úc. Nhưng có bằng chứng mạnh mẽ rằng việc đó có thể thay đổi và có nghi ngờ rằng ngành khai thác quặng Úc sớm muộn sẽ nhận được hung tin.

Việc nước Úc tiếp tục phụ thuộc vào giao thương với Trung Quốc, theo cả hai hướng, sẽ có tác động lâu dài đến nền kinh tế Úc. Và ta có thể nghĩ rằng Trung Quốc đang làm theo những gì mà người Anh đã làm với trà khi giao thương trở nên khó khăn: tự tay mình trở thành nguồn cung.

Thâu tóm kiểu Trung Quốc

Các công ty Úc gần đây đã bị tước giấy phép khai thác quặng sắt với tổng trị giá khoảng một tỷ tấn quặng sắt cấp cao từ nguồn tài nguyên chưa được khai thác lớn nhất trên thế giới, nằm giữa nước Cộng hòa Congo và nước láng giềng Cameroon.

Mỏ sắt Mbalam-Nabeba, khi được khai thác và vận chuyển đến Trung Quốc, sẽ gây giảm giá thành mà các nhà máy thép Trung Quốc đang trả cho quặng sắt Úc và có khả năng hạ giá quặng sắt toàn cầu.

Công ty Sundance Resources có trụ sở tại Perth và hai công ty khác của Úc đã bị mất giấy phép để rồi phát hiện ra rằng hoạt động kinh doanh của họ đã được trao cho một công ty Trung Quốc tương đối ít tên tuổi, Sasu Mining Development. Các công ty Trung Quốc là những công ty khai thác lớn ở Cộng hòa Dân chủ Congo láng giềng, vốn là nước ủng hộ lớn của Trung Quốc, và họ nhanh chóng sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để vận chuyển quặng sắt. Sundance hiện đang đòi bồi thường thiệt hại lên đến 8,76 tỷ USD.

Trung Quốc sắp đầu tư khoảng 150 triệu USD vào một làng chài bình yên ở Papua New Guinea thông qua một thỏa thuận giữa Công ty Ngư nghiệp Phúc Kiến Zhonghong và chính phủ Papua New Guinea để xây dựng một khu công nghiệp thủy sản toàn diện trên eo biển Torres đối diện với bờ biển phía bắc của Úc. Điều này đã khiến chính phủ Mỹ và Úc phản đối và muốn biết được mục đích thực sự của một cảng cá mà không có đến một con cá.

96ac69de-5be0-11eb-a99a-beae699a1a1d_1320x770_174104.jpeg
Tôm hùm cũng trở thành vũ khí chính trị.

Mỹ đã đặt ra ý kiến rằng vị trí này nêu bật lên nguyện vọng phát triển quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Đó sẽ là một vấn đề đối với Mỹ, quốc gia trước đây đã để mắt đến Cảng Darwin để làm căn cứ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Thật không may, cảng Darwin đã được Bộ trưởng Thương mại Andrew Robb đem cho công ty Trung Quốc Landbridge Infrastructure Australia thuê trong vòng 99 năm vào năm 2015, trước khi ông rời bỏ chính phủ và giành được hợp đồng tư vấn ngon lành với Landbridge.

Với cảng cá mới, Trung Quốc kiểm soát cả hai bên eo biển, tuy nơi này có thể không có cá nhưng lại có rất nhiều tôm hùm đá mà Trung Quốc từng nhập khẩu từ Úc. Giờ đây, Trung Quốc có thể tự đánh bắt tôm hùm dưới đáy biển.

Chuyện rượu vang Trung Quốc

Trong một cuộc khảo sát về tiêu dùng mặt hàng xa xỉ vào năm ngoái, 39% người Trung Quốc giàu có ưa thích rượu vang đỏ - tiếp theo là rượu vang trắng, rượu whisky và rượu sâm banh. Tính đến năm 2019, Trung Quốc có diện tích vườn nho lớn thứ hai trên thế giới với 855.000 ha, chỉ đứng sau Tây Ban Nha với 966.000 ha. Năm đó Trung Quốc đã lên men lượng rượu vang lên đến 8,3 triệu ha, so với 12 triệu ha của Úc, nhưng trong 10 năm qua, nó đã vượt quá 13 triệu ha trong ít nhất sáu lần khi thời tiết tốt lành.

446e2126-5be0-11eb-a99a-beae699a1a1d_1320x770_174104.jpg

Do đó, có bất ngờ nào không khi Trung Quốc muốn bắt đầu quảng cáo rượu vang cải tiến của riêng mình cho người tiêu dùng giàu có, từ đó tăng doanh thu trong nước? Ngày càng nhiều rượu Trung Quốc xuất hiện trên kệ của các thương gia rượu Hồng Kông. Chúng không hề rẻ và theo chủ buôn rượu xa xỉ Ka Wo Chan thì rất ngon: “Có bịt mắt, bạn cũng không tài nào đoán được chúng là rượu Trung Quốc”.

Trong khi rượu vang Trung Quốc có thể chưa phù hợp với thị trường quốc tế, điều đáng chú ý là Cabernet Sauvignon là loại nho được trồng nhiều nhất, trong khi Carménère và Marselan (Cabernet Sauvignon lai với Grenache từ Pháp) cũng rất phổ biến. Chardonnay và Riesling thống trị các giống rượu trắng được trồng. Các nhà sản xuất rượu vang trên toàn cầu không nên bình chân như vại.

Lịch sử Trà có thể lặp lại

Hãy nhớ rằng điều làm suy sụp nền kinh tế Trung Quốc 200 năm trước là họ đã chi còn nhiều bạc để mua thuốc phiện hơn là họ nhận được từ việc bán trà, phải chăng đất nước này đang cố gắng tránh lặp lại lịch sử? 

Nếu Trung Quốc lo lắng rằng thành tích kinh tế của họ là một đốm sáng nhỏ hậu COVID-19 và sẽ mờ phai khi thế giới trở lại bình thường, họ sẽ cần phải tăng duy trì ngoại tệ. Bởi vì nếu người tiêu dùng dễ dàng mua hàng trực tuyến thì cũng vô nghĩa, sẽ có ít ngoại tệ mạnh chảy vào nền kinh tế vào thời điểm mà các công ty Trung Quốc đang gặp khó khăn hơn trong việc khai thác các nguồn vốn nước ngoài.

Vì vậy, nếu Trung Quốc có thể cung cấp tài nguyên thiên nhiên, thực phẩm xa xỉ và rượu vang tại địa phương thay từ ở nước ngoài, thì họ sẽ chi tiêu rất ít ngoại tệ mạnh của mình trong tương lai. Có vẻ như người Trung Quốc đang ngày càng tiết kiệm, ít nhất là trong các giao dịch phi nhân dân tệ, và các đối tác thương mại dài hạn, chẳng hạn như người Úc, sẽ phải bắt đầu đánh giá lại các mối quan hệ thương mại và chiến lược xuất khẩu của họ.

Người Úc nói rằng họ sẽ là người cười cuối cùng đối với vấn đề xuất khẩu than sau những đợt cắt điện gần đây ở Trung Quốc, ngay cả khi nguồn cung cấp than bị thiếu hụt hoặc tắc nghẽn. Nhưng không chắc đây sẽ là chương cuối cùng của cuộc xung đột thương mại này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xung đột thương mại Trung - Úc cho thấy Trung Quốc sợ bóng ma Chiến tranh Nha phiến