Sáng nay (17.8), TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án tham nhũng xảy ra tại Vinashinlines. Chủ tọa phiên tòa - thẩm phán Nguyễn Văn Sơn tuyên bố các phóng viên tham dự phiên tòa không được quay phim, chụp hình, ghi âm.

Xử đại án tham nhũng tại Vinashinlines: Báo chí không được ghi âm, ghi hình

Nam Phong | 17/08/2017, 11:25

Sáng nay (17.8), TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án tham nhũng xảy ra tại Vinashinlines. Chủ tọa phiên tòa - thẩm phán Nguyễn Văn Sơn tuyên bố các phóng viên tham dự phiên tòa không được quay phim, chụp hình, ghi âm.

>>Xét xử phúc thẩm vụ tham nhũng tại Vinashinlines: Giang Kim Đạt đối mặt với án tử

>>Vụ án cha con Giang Kim Đạt và các đồng phạm

Theo lịch làm việc, sáng nay, HĐXX phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nộiđã mở phiên tòaphúc thẩmxét xử vụ án tham ô xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines).

Ngay phần thủ tục phiên xét xử, Chủ tọaphiên tòa- thẩm phán Nguyễn Văn Sơn - Phó chánh tòahình sự (TAND cấp cao tại Hà Nội) đã tuyên bố các phóng viên tham dự phiên tòa không được quay phim, chụp hình, ghi âm.

HĐXX gồm 3 thẩm phán, trong đó thẩm phán cao cấp Nguyễn Văn Sơn giữ quyền chủ tọa phiên tòa. Đại diện cơ quan công tố là hai kiểm soát viên cao cấp Phạm Minh Yến và Vũ Minh Đức.

Các bị cáo bị tòa án cấp sơ thẩm quy kết hai tội danh"Tham ô tài sản" và "Rửa tiền". Trong đó, Trần Văn Liêm (SN 1955)- cựu TGĐ Vinashinlines, Giang Kim Đạt (SN 1977) -cựu quyền trưởng phòng kinh doanh của Vinashinlines, Trần Văn Khương(SN 1950) -cựu kế toán trưởng Vinashinlinesbị quy kết tội "Tham ô tài sản". Bị cáo Giang Văn Hiển -bố đẻ của Giang Kim Đạt bị quy kết tội "Rửa tiền".

Trước đó, tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Trần Văn Liêm và Giang Kim Đạt án tử hình, bị cáo Trần Văn Khương mức án chung thân. Bị cáo Giang Văn Hiển bị tuyên phạt 12 năm tù giam.

Trước vành móng ngựa hôm naychỉ có 3 bị cáoLiêm, Đạt vàKhương. Bị cáo Giang Văn Hiển -bố đẻ của Giang Kim Đạt có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe. Bị cáo Hiển cũng có đơn kháng cáo bổ sung.

Bị cáo Hiển cho rằng, tiền trong tài khoản của ông ta không phải do phạm tội mà có. Bị cáo Giang Kim Đạt thì bác toàn bộ quy kết của tòa án cấp sơ thẩm khi cho rằngviệc mua bán tàu là đúng quy trình, bị cáo không thỏa thuận với các công ty nước ngoài nhận tiền hoa hồng, bị cáo không nhận được sự chỉ đạo của Trần Văn Liêm. Những khoản tiền được chuyển về cho bị cáo là tiền kinh doanh môi giới.

Theo kháng cáo của Giang Kim Đạt, bị cáo nói rằngmình không nhờ bố đẻ mở tài khoản để nhận tiền hưởng lợi từ các công ty mua bán tàu thủy. Tiền mua nhà ở nước ngoài cũng là tiền túi của bị cáo.

Bị cáo Trần Văn Liêm thìkháng cáo cho rằngmình không phạm tội như quy kết của tòa án cấp sơ thẩm. Tài sản đất đai, ô tô bị cáo mua từ các nguồn tiền khác nhau, không phải do phạm tội mà có.

Trong phiên tòa phúc thẩm này, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan làbà Giang Thu Vân -em gái Giang Kim Đạt cũng kháng cáo đòi lại 21 bất động sản.

Hai pháp nhân là Vinashinlines và Vinalines cũng kháng cáo. Cả hai đều cho rằngmình mới là nguyên đơn dân sự trong vụ án nàyvà là người có quyền nhận lại số tiền mà các bị cáo đã chiếm đoạt. Trước đó, tòa án sơ thẩm xác định Vinashin mới là nguyên đơn dân sự của vụ án.

Sau phần công bố bản án sơ thẩm, phiên tòa bắt đầu bước vào phần xét hỏi.

Theo bản án sơ thẩm ngày 22.2 của TAND TP.Hà Nội, trong thời gian giữ chức vụ, Trần Văn Liêm (SN 1955) - Tổng giám đốc Vinashinlines, Trần Văn Khương (SN 1950) - Kế toán trưởng Vinashinlines và Giang Kim Đạt (SN 1977) - nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines), thực hiện dự án mua tàu và khai thác, kinh doanh cho thuê tàu biển đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt của Vinashinlines số tiền hơn 260 tỉ đồng. Bị cáo Giang Kim Hiển (bố đẻ Giang Kim Đạt) tiếp sức cho hành vi phạm tội của con trai bằng hành vi rửa tiền.

Trong vụ án này, chủ mưu được xác định là Trần Văn Liêm, đồng phạm giúp sức tích cực là Giang Kim Đạt và Trần Văn Khương.

Trong tổng số tiền mà các bị cáo chiếm đoạt, Liêm chiếm đoạt 3,1 tỉ đồng, Đạt chiếm đoạt 255 tỉ đồng và Khương chiếm đoạt 110.000 USD. Số tiền tham ô được chuyển vào tài khoản của ông Giang Kim Hiển. Sau khi nhận được tiền chuyển vào tài khoản của mình, ông Hiển đã rút tiền mặt đưa cho Đạt;đồng thời mua 40 bất động sản, mua đi bán lại 13 ô tô đứng tên mình và người thân.

Để nhận số tiền trên, Giang Văn Hiển đã mở 22 tài khoản ngoại tệ tại 4 ngân hàng. Các đối tác của Vinashinlines đã 92 lần chuyển tiền vào các tài khoản.

Ngoài việc chia tiền mặt, các bị cáo còn sử dụng tiền chiếm đoạt để mua bất động sản, sắm phương tiện cá nhân đắt tiền.

Toàn bộ vốn mua tàu là của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin). Sau này, Vinashinlines chuyển sang Tổng công ty Hàng hải (Vinalines). Hiện Vinashinlines còn nợ hơn 48 triệu USD tiền mua tàu của Vinashin. Trong vụ án này, Vinashin là nguyên đơn dân sự.

Quá trình xét xử vụ án này, HĐXX sơ thẩm đã tuyên án tử hình về tội "Tham ô tài sản" (Điều 278-BLHS) đối với hai bị cáo Liêm và Đạt. Cùng phạm tội "Tham ô tài sản", bị cáo Khương bị tuyên phạt mức án tù chung thân. Giúp sức tích cực cho ba bị cáo trên, bị cáo Hiển bị tuyên phạt 12 năm tù về tội "Rửa tiền" (Điều 251-BLHS).

Ngoài hình phạt tù, HĐXX sơ thẩm cũng buộc các bị cáo phải trả cho Vinashin số tiền đã chiếm đoạt hơn 260 tỉ đồng. Đối với các tài sản mà bị cáo Hiển dùng số tiền chiếm đoạt mua gồm 40 bất động sản, ô tô đứng tên mình và người thân, HĐXX sơ thẩm tiến hành kê biên nhằm đảm bảo thi hành án.

Sau bản án sơ thẩm, Giang Kim Đạt, Trần Văn Liêm, Trần Văn Khương và Giang Văn Hiển cùng làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án. Trong đó, Giang Kim Đạt kháng cáo kêu oan.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xử đại án tham nhũng tại Vinashinlines: Báo chí không được ghi âm, ghi hình