Dưới góc nhìn quản trị, tôi cho rằng cần tổ chức thảo luận khoa học về vấn đề xét nghiệm một cách quy mô, tiếp thu các phản biện để tìm ra cách thức thực hiện chiến lược xét nghiệm một cách khoa học và hiệu quả trong công tác chống dịch.

Xét nghiệm, cần tính toán và khoa học

Lê Học Lãnh Vân | 26/09/2021, 16:23

Dưới góc nhìn quản trị, tôi cho rằng cần tổ chức thảo luận khoa học về vấn đề xét nghiệm một cách quy mô, tiếp thu các phản biện để tìm ra cách thức thực hiện chiến lược xét nghiệm một cách khoa học và hiệu quả trong công tác chống dịch.

Tình hình xã hội Việt Nam đã trải qua giai đoạn căng thẳng với hai biểu hiện chính:

Một là hệ thống y tế quá tải, vì phải lo cho bệnh nhân COVID-19 lẫn bệnh nhân mắc các bệnh khác. Con số người bệnh tử vong tại TP.HCM không hề nhỏ, số liệu các ca tử vong đưa ra trong các bản tin cuối ngày chỉ thể hiện con số bệnh nhân chết vì COVID-19 thôi, còn những bệnh khác chưa thể thống kê hết.

Hai là nền kinh tế có biểu hiện suy thoái. Cả thành phố bị đông cứng trong khi nguy cơ đối tác quốc tế từ từ rút khỏi Việt Nam để chuyển qua các quốc gia cạnh tranh, ngày càng thấy rõ.

Hai biểu hiện đó cho thấy hai mục tiêu chiến lược phải đặt ra cho giai đoạn hiện nay là:

Thứ nhất, cải thiện điều kiện chăm sóc y tế cho dân. Trong mục tiêu này có hai mục tiêu chính là: Chăm lo, bảo toàn nguồn lực nhân sự y tế và Cải tiến công cụ, thiết bị y tế. Nâng số giường bệnh.

Thứ hai, cải thiện điều kiện kinh doanh. Cũng có hai mục tiêu chính: Nối lại các đứt gãy của chuỗi cung ứng và Chăm lo cho các công ty và người lao động trong cơn khó khăn để chuẩn bị phục hồi.

Từ góc nhìn quản trị, bài viết này muốn nêu suy nghĩ rằng chúng ta đã tận dụng được chưa các nguồn lực, nhất là nhân lực để tìm giải pháp tốt nhất cho xã hội đạt được bốn mục tiêu đó, và thực thi giải pháp đó?

Nhiều nhà chuyên môn về dịch tễ, vi rút, bác sĩ... lên tiếng góp ý về vấn đề xét nghiệm. Việc góp ý dựa trên các ý chính bao gồm xét nghiệm nếu không tính toán sẽ không giúp ích cho hai mục tiêu chính nhằm mục tiêu cải thiện điều kiện chăm sóc y tế cho dân. Ngược lại nó còn lấy đi nguồn lực nhân sự cho việc xét nghiệm, lấy đi ngân sách cho việc nâng cao số giường bệnh và mua thiết bị y tế. Thậm chí, nó còn là nguy cơ gây lây lan COVID-19! Nó cũng không phục vụ như mong đợi cho mục tiêu cải thiện điều kiện kinh doanh.

Trong số các góp ý, có không ít chuyên gia và họ không có lợi ích cá nhân trong việc xét nghiệm. Dưới góc nhìn quản trị, tôi cho rằng cần tổ chức thảo luận khoa học về vấn đề xét nghiệm một cách quy mô, tiếp thu các phản biện để tìm ra cách thức thực hiện chiến lược xét nghiệm một cách khoa học và hiệu quả trong công tác chống dịch. Trên cơ sở khoa học, nhà chức trách phổ biến một cách thống nhất và có trách nhiệm cho người dân.

Việc làm này mang lợi ích rất lớn cho xã hội…

Trước hết, nó khiến người dân yên lòng khi mối quan tâm, điều lo sợ của họ được chú ý và thảo luận đúng mức.

Tiếp theo, việc làm này thúc đẩy hơn nữa dân chủ cho đất nước theo đúng tinh thần dân biết, dân bàn. Dân chủ được thúc đẩy, sẽ tăng cường sự đồng lòng, hưởng ứng của dân chúng với chính quyền, gắn kết các thành phần dân chúng với nhau. Điều này cần cho Việt Nam hơn bao giờ hết, nhất là lúc này khi Việt Nam phải nhanh chóng thoát dịch, khôi phục đà tăng trưởng để người dân no ấm và đất nước đủ lực bảo vệ chủ quyền.

(đón đọc kỳ tiếp theo vào ngày 27.9)

Bài liên quan
Quan sát việc chống dịch COVID-19 từ góc nhìn quản trị
Dưới cái tựa chung "Từ góc nhìn quản trị", loạt bài này trình bày các quan sát, nhận xét trên tinh thần xây dựng góp ý về việc quản trị chống dịch COVID-19 tại TP.HCM

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
3 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xét nghiệm, cần tính toán và khoa học