Nếu bạn choáng ngợp trước cảnh bắn tơ của Spider-Man trong các phim siêu anh hùng của Marvel, bạn sẽ càng sốc hơn khi thấy loài nhện Darwin làm một cây cầu vượt sông bằng chính tơ của nó.

Xem nhện nhả tơ làm cầu vượt sông

28/06/2017, 10:56

Nếu bạn choáng ngợp trước cảnh bắn tơ của Spider-Man trong các phim siêu anh hùng của Marvel, bạn sẽ càng sốc hơn khi thấy loài nhện Darwin làm một cây cầu vượt sông bằng chính tơ của nó.

Nhện Darwin đang nhả tơ làm thành một cây cầu bắt qua sông

Darwin là loài nhện nhỏ dài vài cm chỉ mới được phát hiện ở Madagascar trong Vườn quốc gia Andasibe - Mantadia vào năm 2009. Tên loài được đặt theo nhà tự nhiên học Charles Darwin.

Với kích thước nhỏ bé của mình, loài nhện Darwin có thể làm nên kỳ tích khó tin là bắn một cuộn tơ đến 25m để nó có thể vượt một con sông nhỏ hoặc một hố sâu trong rừng.

Không chỉ đơn giản là vượt sông, sợi tơ dài cho phép nhện Darwin có thể giăng một cái bẫy khổng lồ ngay giữa lòng sông. Cái bẫy này sẽ mang lại cho chúng một nguồn cung thực phẩm vô cùng lớn. Tổ tơ của loài nhện này là một trong những loại bẫy nhện lớn nhất với diện tích lên tới 2,8m2.

Khối lượng công việc nói trên thật sự đáng nể hơn khi loài nhện này chỉ có kích thước 2,2 cm với con cái và 0,6cm với con đực. Như vậy độ dài của sợi tơ mà nhện Darwin có thể tạo ra là gấp 3.727 lần cơ thể của chúng.

Không chỉ dài, loại tơ mà nhện Darwin tạo ra được xem là một trong những vật liệu dai nhất trong tự nhiên từng được biết đến. Độ dai của tơ nhện Darwin gấp mười lần sợi Kevlar có kích thước tương tự - loại sợi sử dụng cho áo giáp chống đạn. Độ bền trung bình của các sợi là 350 MJ/m3 và một số lên đến 520 MJ/m3, làm cho tơ loài này dai gấp hai lần so với bất kỳ tơ các loài nhện khác được biết đến.

Nhưng thay vì bắn ra tơ nhện như Spider-Man, nhện Darwin tạo ra một bó tơ mỏng, không thấm nước bay theo chiều gió cho tới khi tiếp cận được vật thể khác. Sau khi tạo sợi tơ thành công, nhện sẽ bắt đầu thăm dò xem trên sợi tơ có thứ gì nguy hiểm hay không. Nếu có nguy hiểm, nhện sẽ cố gắng cắt sợi tơ ở điểm dài nhất mà nó có thể tiếp cận được. Sau đó, con nhện sẽ quay trở lại vị trí xuất phát, thu phần tơ nhện còn lại và ăn toàn bộ tơ để "tái sử dụng" cho những lần sau.

Trong trường hợp xác định là không có bất kỳ điều gì nguy hiểm trên sợi tơ dài của mình, nhện Darwin sẽ làm tăng độ cứng của sợi tơ và cuối cùng tạo ra một cái bẫy nhện khổng lồ.

Clip loài nhện Darwin thả tơ làm cầu vượt sông:

Thiên Hà

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xem nhện nhả tơ làm cầu vượt sông