Các tác phẩm ‘người bay’ do chính Sarah Charlesworth, nhiếp ảnh gia có tiếng tăm trong làng nhiếp ảnh thế giới, đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Chicago, Hoa Kỳ.
Nhiếp ảnh gia Sarah Charlesworth |
Sarah Charlesworth, nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ, người đã qua đời ở tuổi 66 hồi tháng 6 năm trước. Bà cũng là một thành viên trong nhóm nghệ sĩ tranh minh họa trong khoảng từ thập niên 70 đến 80 của thế kỷ trước. Họ chuyên sử dụng vật dụng thông thường hằng ngày để thêu lên những tác phẩm phản ánh quan niệm chính trị, xã hội, giới tính,…
“Cho tới thời điểm hiện tại, nhiều người vẫn không hiểu được ý nghĩa thực sự và vì sao Sarah lại luôn thay đổi phong cách của mình qua từng thời kỳ”, Matthew Lange, học trò và là cộng sự của bà nói với tờ The Guardians.
“Khi họ hỏi ‘Sao cô không làm lại những tác phẩm như trước?’ thì Sarah chỉ trả lời rằng: ‘Tôi đã qua giai đoạn đó rồi. Giờ tôi cần phải tìm đến những cái mới và khai thác nó”.
Các bức ảnh "Người bay" nổi tiếng của Sarah Charlesworth được trưng bày tại Chicago |
Trong khi chuẩn bị cho sự kiện triển lãm tại Chicago, Sarah Charlesworth đã biết trước rằng, các bô ảnh này của mình sẽ phải đối mặt với những lời qua tiếng lại của dư luận do sự tương đồng với tấm “Người rơi – Falling man”, bức ảnh nổi tiếng ghi lại khoảng khắc cuối cùng của một nhân viên xấu số trong vụ tấn công hai tòa tháp đôi ngày 11.9.2001.
Tấm ảnh từng gây chấn động thế giới này do phóng viên nhiếp ảnh kỳ cựu của hãng thông tấn AP – Richard Drew chụp được vào buổi sáng định mệnh hôm đó. Khi nghe tin tòa tháp đôi bị tấn công, anh vội chạy ra đường và hướng ống kính lên trên và tình cờ chộp được khoảng khắc đáng nhớ đó.
Tấm "Falling man" nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Richard Drew |
Chuyên gia thần học Mark D. Thompson nói rằng: “Nếu phải tìm một tác phẩm thể hiện nỗi tuyệt vọng có tác động mạnh mẽ nhất đến thập niên đầu của thế kỷ 21, thì chắc chắn đó không phải là một tác phẩm văn học, phim ảnh, âm nhạc, hay hội họa nào, mà chính là bức ảnh này”.
“Bà ấy đã biết từ trước rằng BST này sẽ bị so sánh với tấm ‘Falling man’. Đây cũng chính là lý do khiến bà ấy rất đau đầu vì không biết phải gọi BST này là gì mà chỉ nhắc tới nó đơn thuần là “Người bay” vì bà ấy muốn tập trung vào khía cạnh đẹp của cái gọi là ‘khoảng khắc cuối cùng’ của đời người”, Matthew nói.
“Bà ấy muốn mang đến một thông điệp vui mừng vì tất cả những người trong tấm ảnh đều đã đánh lừa thần chết do khoảng khắc ấy đã bị đóng băng, lưu lại. Do đó, cái kết đau thương không bao giờ tới”, Matthew nói thêm.
Bảo Toàn (Theo The Guardians)