Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 18.10 đã yêu cầu Bharat Biotech cung cấp thêm dữ liệu để xem xét đề nghị về việc đưa vắc xin COVID-19 của họ vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

WHO chưa phê duyệt vắc xin Covaxin, kế hoạch du lịch của hàng chục triệu người Ấn bị ảnh hưởng

Sơn Vân | 18/10/2021, 21:31

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 18.10 đã yêu cầu Bharat Biotech cung cấp thêm dữ liệu để xem xét đề nghị về việc đưa vắc xin COVID-19 của họ vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Bharat Biotech, công ty đã phát triển Covaxin với một cơ quan nghiên cứu của nhà nước Ấn Độ, bắt đầu chia sẻ dữ liệu với WHO từ đầu tháng 7. Vắc xin này đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Ấn Độ vào tháng 1.2021, thậm chí trước khi hoàn thành thử nghiệm giai đoạn cuối, sau đó cho thấy hiệu quả 78%.

Nếu không có sự chấp thuận của WHO, Covaxin (hai liều) khó có thể được chấp nhận như một loại vắc xin hợp lệ trên toàn thế giới và sẽ làm phức tạp kế hoạch du lịch của hàng chục triệu người Ấn Độ đã nhận nó. Covaxin chiếm 11% trong tổng số 985,5 triệu liều vắc xin COVID-19 được sử dụng ở Ấn Độ và cũng đã xuất khẩu.

WHO cho biết trên Twitter: "Chúng tôi biết rằng nhiều người đang chờ khuyến nghị của WHO về việc đưa Covaxin vào danh sách sử dụng khẩn cấp, nhưng chúng tôi không thể cắt bỏ giai đoạn. Trước khi đề xuất một sản phẩm để sử dụng khẩn cấp, chúng tôi phải đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo sản phẩm đó an toàn và hiệu quả".

WHO đã mong đợi "một thông tin bổ sung từ công ty ngày hôm nay", mà không nêu cụ thể.

who-chua-phe-duyet-vac-xin-covaxin-ke-hoach-du-lich-cua-hang-chuc-trieu-nguoi-an-bi-anh-huong.jpg
Người đàn ông đi xe máy băng qua chiếc xe buýt đang đậu của công ty công nghệ sinh học Bharat Biotech của Ấn Độ ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ

Đã phải vật lộn để đáp ứng các mốc thời gian sản xuất cho Covaxin, Bharat Biotech không đưa ra bình luận ngay lập tức về vấn đề trên.

Hôm 18.10, nhà khoa học trưởng của WHO - Soumya Swaminathan cho biết nhóm cố vấn kỹ thuật của họ sẽ họp vào ngày 26.10 tới để xem xét việc phê duyệt Covaxin. Ông nói mục tiêu của WHO là "có một danh mục vắc xin đa dạng được phê duyệt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp & mở rộng khả năng tiếp cận của người dân ở khắp mọi nơi".

Ấn Độ là nước sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, với khả năng thực hiện hơn 3 tỉ mũi tiêm COVID-19 mỗi năm, chủ yếu là vắc xin AstraZeneca.

Tính đến ngày 17.10, 50,4% dân số Ấn Độ (hơn 1,397 tỉ người) đã nhận 1 liều vắc xin COVID-19. Tỷ lệ người nhận 2 mũi vắc xin COVID-19 ở nước này là 20,3%. 

Hôm 17.9, Ấn Độ thông báo con số kỷ lục 22,6 triệu lượt tiêm vắc xin COVID-19, gấp ba lần tổng số trung bình hàng ngày trong tháng 8, khi một số bang tổ chức các đợt tiêm chủng đặc biệt vào ngày sinh nhật của Thủ tướng Narendra Modi.

Bộ trưởng Y tế Ấn Độ - Mansukh Mandaviya gọi kỷ lục tiêm vắc xin này là món quà sinh nhật cho Thủ tướng Narendra Modi, người đã bước sang tuổi 71 và từng bị chỉ trích nặng nề vì sự gia tăng khủng khiếp số ca COVID-19 lẫn tử vong ở Ấn Độ vào tháng 4, tháng 5.

Thủ tướng Narendra Modi viết trên Twitter: "Mọi người Ấn Độ sẽ tự hào về số lượng lượt tiêm vắc xin kỷ lục hôm nay. Chúng ta hãy tiếp tục tăng cường tiêm chủng để đánh bại COVID-19".

Mức cao điểm tiêm vắc xin trước đây của Ấn Độ là 14,1 triệu liều đạt được vào ngày 31.8.

Việc chủng ngừa COVID-19 ở nước này đã tăng mạnh thời gian qua, nhờ sự gia tăng nhanh chóng trong sản xuất vắc xin AstraZeneca của Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới.

Viện Huyết thanh Ấn Độ sẽ cung cấp 200 triệu liều vắc xin COVID-19 cho chương trình tiêm chủng của Ấn Độ trong tháng 9, so với khoảng 150 triệu vào tháng 8, một nguồn tin chính phủ giấu tên cho biết.

Ngoài ra, Bharat Biotech sẽ cung cấp 35 triệu liều Covaxin tháng 9, trong khi Cadila Healthcare sẽ tham gia vào quá trình tiêm chủng tháng 10 bằng cách bán 10 triệu liều vắc xin COVID-19 DNA của mình.

Nguồn tin cho biết người Ấn Độ được tiêm vắc xin vẫn là ưu tiên hàng đầu dù quốc gia Nam Á này cuối cùng sẽ trở thành nhà cung cấp chính những mũi tiêm giá cả phải chăng cho thế giới.

Đến nay Ấn Độ ghi nhận 34.092.792 ca mắc COVID-19 với 452.473 người chết. 

Bài liên quan
Tòa án Ấn Độ yêu cầu giảm thời gian chờ tiêm liều 2 vắc xin AstraZeneca từ 16 xuống 12 tuần nếu trả tiền
Một tòa án Ấn Độ yêu cầu chính phủ đưa ra lựa chọn khoảng cách ngắn hơn 4 tuần giữa hai liều vắc xin AstraZeneca cho những người trả tiền tiêm, giảm xuống 12 tuần từ 16 tuần tuần như hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO chưa phê duyệt vắc xin Covaxin, kế hoạch du lịch của hàng chục triệu người Ấn bị ảnh hưởng