Trong bối cảnh chưa có vắc xin, thuốc kháng vi rút remdesivir được xem là “ngôi sao sáng” trong điều trị COVID-19. Thế nhưng, kết quả của nghiên cứu mới nhất của WHO lại cho thấy remdesivir không hiệu quả như mong đợi.

WHO bị phản ứng vì nói thuốc điều trị COVID-19 cho ông Trump không có hiệu quả

Bình Yên | 16/10/2020, 17:00

Trong bối cảnh chưa có vắc xin, thuốc kháng vi rút remdesivir được xem là “ngôi sao sáng” trong điều trị COVID-19. Thế nhưng, kết quả của nghiên cứu mới nhất của WHO lại cho thấy remdesivir không hiệu quả như mong đợi.

Trong một nghiên cứu được cho là "thuyết phục nhưng gây thất vọng", Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định remdesivir “không có hoặc có ít hiệu quả làm giảm tử vong” ở bệnh nhân nhập viện do coronavirus và dường như cũng chẳng giúp họ hồi phục nhanh hơn.

rem.jpg
Nghiên cứu của WHO phản bác giá trị của remdesivir trong điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh TL

Đến nay, remdesivir là loại thuốc hiếm hoi có vẻ mang lại những hiệu quả đặc biệt với người nhiễm coronavirus. Nó cũng là thuốc duy nhất được Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng trong tình huống khẩn cấp để điều trị COVID-19.

Trong nghiên cứu của mình, WHO đánh giá lại remdesivir và loại thuốc khác dùng điều trị COVID-19 là hydroxychloroquine, liệu pháp kết hợp trị liệu HIV lopinavir + ritonavir và interferon. Theo WHO, không có loại thuốc nào trong số này giúp bệnh nhân sống lâu hơn hoặc giúp họ xuất viện nhanh hơn.

Thử nghiệm thực hiện trên hơn 11.000 bệnh nhân nhiễm coronavirus tại 30 quốc gia nhằm cung cấp bằng chứng thuyết phục xem thuốc có tác động gì về khả năng hạn chế tử vong, nhu cầu thở máy, thời gian nằm viện. Thông cáo báo chí của WHO ghi nhận: “Hiệu quả của mỗi loại thuốc này về khả năng hạn chế tử vong là thất vọng và không hứa hẹn”.

Trước đó, một nghiên cứu có kiểm soát trên quy mô lớn tại Mỹ lại cho thấy remdesivir rút ngắn khoảng 1/3 thời gian hồi phục ở người lớn tuổi mắc COVID-19 nặng, nhưng chỉ có ít tác dụng ở bệnh nhân dạng nhẹ.

Trong khi đó, hãng sản xuất remdesivir (tên thị trường Veklury), Gilead Sciences cho rằng phát hiện của nghiên cứu WHO không có ý nghĩa. Hãng ghi nhận trong thông cáo báo chí phát đi: “Chúng tôi lo ngại dữ liệu từ thử nghiệm mở có tính toàn cầu này không chịu sự đánh giá nghiêm ngặt giúp bàn luận khoa học một cách xây dựng. Lợi ích của Veklury đã được chứng minh trong 3 nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát, gồm một nghiên cứu ngẫu nhiên, một nghiên cứu mù đôi và một nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát với giả dược. Đây là tiêu chuẩn vàng để đánh giá hiệu quả và tính an toàn của những loại thuốc đang chịu sự xem xét”.

Theo các nhà nghiên cứu của WHO, thử nghiệm lâm sàng này vẫn sẽ được tiếp tục thông qua việc đánh giá những loại thuốc chống vi rút mới hơn, các thuốc điều hòa miễn dịch và các kháng thể đơn dòng chống SARS-CoV-2.

Cần nhắc lại, khi mắc COVID-19 thời gian vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã được bác sĩ điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau, trong đó có remdesivir.

Bài liên quan
Twitter khóa tài khoản Trump vì đăng video công kích cha con Biden, CEO phải hầu tòa
Tài khoản chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump đã bị hạn chế một thời gian ngắn vào ngày 15.10, gây ra sự phản đối kịch liệt từ các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, cáo buộc mạng xã hội hành động như “cảnh sát ngôn luận” và thề sẽ bắt Twitter chịu trách nhiệm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO bị phản ứng vì nói thuốc điều trị COVID-19 cho ông Trump không có hiệu quả