Sau khi Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) đổi toàn bộ tội danh các bị cáo trong vụ án VN Pharma từ tội “buôn lậu” sang tội “buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” và khởi tố thêm 3 bị can, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam cho rằng những người ở Bộ Y tế có liên quan đến việc cấp phép cho nhập khẩu lô thuốc H-Capita 500mg có thể bị khởi tố hình sự.
Kết luận vẫn chưa làm rõ nhiều vấn đề quan tâm
Vụ án VN Pharma là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, gây sự chú ý lớn của người dân. Ngay khi có bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân TP.HCM vào tháng 7.2017 tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng (nguyên Tổng giám đốc VN Pharma) và Võ Mạnh Cường (nguyên Giám đốc Công ty TNHH hàng hải quốc tế H&C) - người môi giới cho VN Pharma nhập lô thuốc trị ung thư H- Capita 500mg 12 năm tù về tội “buôn lậu” và các bị cáocòn lại bị tuyên với mức án thấp hơn về tội "buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" đã khiến dư luậndậy sóng, phản ứng mạnh mẽvì cho rằngviệc xác định tội danh của các bị cáo trong vụ án trên làkhông chính xác.
Nhiều chuyên giađã khẳng định, các bị cáo trên đã phạm vào tội “buôn bán hàng giả” chứ không phải là “buôn lậu”. Đến tháng 10.2017, Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân TP.HCM và đề nghị Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến vụ án này.
Trong đó làm rõ việc có hay không, các bị cáo khai nhận chi “hoa hồng” cả chục tỉđồng để đưa thuốc H- capita 500mg vào các bệnh viện; làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan ở Bộ Y tế trong việc thẩm định, cấp giấy phép nhập khẩu lô thuốc H- Capita 500mg; thực hư giấy phép hoạt động của Công ty Helix Canada do Bộ Y tế cấp...
Mới đây, Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát tối cao đề nghị khởi tố thêm 3 bị can, nâng tổng số bị can trong vụ án này lên 12 người và chuyển toàn bộ tội danh của các bị can trên sang tội “buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” theo khoản 2, Điều 157 Bộ luật hình sự 1999.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết, nếu chiếu theo khoản 2, Điều 157 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định thì những bịcan này sẽ đối diện với mức phạt tù từ 5 năm đến 12 năm. "Khung hình phạt này là dành cho những hành vi phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; gây hậu quả nghiêm trọng”, ông Hậu nói.
Tuy nhiên, kết luận của Cơ quan an ninh điều tra lần này chỉ mới thay đổi tội danh của các bị cáo từ “buôn lậu” sang “buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” và khởi tố thêm 3 bị cáo mới, chứ chưa làm rõ được có hay không các bị cáo khai nhận chi “hoa hồng” cả chục tỉđồng để đưa thuốc H- Capita 500mg vào các bệnh viện; đặc biệt làtrách nhiệm của những người có liên quan ở Bộ Y tế trong việc thẩm định, cấp giấy phép nhập khẩu lô thuốc H- Capita 500mg cùng với các lô thuốc trước đó...
Theo Cơ quan an ninh điều tra, việc chi "hoa hồng" chỉ có lời khai của trình dược viên VN Pharma, không có tài liệu, chứng cứ vật chất chứng minh việc đưa tiền, đưa quà nên không đủ tài liệu kết luận về hành vi nhận "hoa hồng" của các cán bộ, bác sĩ bệnh viện.
Riêng đối với các cán bộ hải quan, chuyên gia thẩm định, cấp phép của Bộ Y tế cho nhập khẩu lô thuốc H- Capita (đã được xác định là thuốc giả) của VN Pharma vẫn chưa đủ căn cứ, đang tiếp tục điều tra và sẽ tách thành một vụ án khác.
Những người ở Bộ Y tế có thể bị khởi tố hình sự
Lúc này, điều mà dư luận quan tâm là việc thay đổi tội danh của các bị cáo từ “buôn lậu” sang “buôn bánhàng giả là thuốc chữa bệnh” có ảnh hưởng gì đến những người ở Bộ Y tế trong việc thẩm định, cấp giấy phép cho lô thuốc H- Capita được xác định là hàng giả hay không?
Theo luật sư Hậu, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước, được giao nhiệm vụ “gác cổng” trong việc nhập khẩu thuốc điều trị, việc Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) để cho VN Pharmanhập khẩu thuốc không xác định nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người thì rõ ràng Cục Quản lý Dược phải có trách nhiệm.
Hiện nay, Cơ quan an ninh điều tra đã xác địnhđó là thuốc giả thì việc thẩm định, cấp phép cho hoạt động buôn bán thuốc giả trêncủa Cục Quản lý Dược càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, để xác định hình thức xử lý phù hợp đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có các chứng cứ rõ ràng, xác minh cụ thể từng trường hợp vi phạm. Điều này cũng đã từng được thể hiện bằng việc Tòa án Nhân dân TP HCM kiến nghị cơ quan điều tra về sai phạm liên quan công tác quản lý của Cục Quảnlý Dược và thậm chí là đồng phạm với các đối tượng có hành vi phạm tội này ở VN Pharma.
Luậtsư Hậu cho rằng, ngoài việc cấp phép, Cục Quản lý Dược phải có trách nhiệm kiểm tra, hậu kiểm đối với những lô thuốc được nhập về, đảm bảo tính an toàn của các loại thuốc nhập khẩu khi về Việt Nam. Điều đáng nói ở đây là thuốc chữa bệnh nằm trong danh mục quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người, chính vì vậy việc cho phép nhập khẩu thuốc phải được quan tâm hơn hết.
"Tôi cho rằng, Cục Quản lý Dược cũng phải có một phần trách nhiệm trong những sai phạm của VN Pharma. Ngoài bị xử phạt hành chính thì người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 285, Bộ Luật Hình sự năm 1999. Mức xử phạt thế nào thì còn tùy vào mức độ nghiêm trọng của hậu quả”, ông Hậu nhấn mạnh.
Hồ Quang