Cơ quan điều tra công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án 7 bệnh nhân chạy thận bị tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Dù chưa có kết luận chính thức từ phía cơ quan điều tra, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia y tế trong trường hợp này nhiều khả năng bị sai ở quy trình nào đó. Nếu như thế, những người có liên quan sẽ chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Vụ tử vong do chạy thận: Sai phạm nghiêm trọng có thể chịu án tù 15 năm

Hồ Quang | 31/05/2017, 18:55

Cơ quan điều tra công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án 7 bệnh nhân chạy thận bị tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Dù chưa có kết luận chính thức từ phía cơ quan điều tra, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia y tế trong trường hợp này nhiều khả năng bị sai ở quy trình nào đó. Nếu như thế, những người có liên quan sẽ chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Sốc phản vệ tập thể: Có hay không?

Theo các chuyên gia y tế, việc xuất hiện hàng loạt trường hợp gặp sự cố, trong đó có 7 người tử vong thì khó có thể nói là do bị sốc phảnvệ như nghi ngờ ban đầu.

“Sốc phản vệ là do sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể dẫn đến xuất hiện trong cơ thể một lượng lớn các yếu tố gây giãn mạch nội sinh làm hạ huyết áp.

Sốc phản vệ chỉ xảy ra ở những cơ thể có “cơ địa dị ứng” (nghĩa là phản ứng bất thường xảy ra ở người này nhưng chưa chắc xảy ra ở cơ thể khác). "Cơ địa” là đặc tính cơ thể của từng người, mà người thầy thuốc (trong điều trị) khó tránh khỏi"tai nạn" này”, một chuyên gia y tế lý giải.

Tuy nhiên trong trường hợp có 7 người chết và nhiều người khác bị ảnh hưởng, các chuyên gia y tế cho rằng khó có thể nói là sốc phản vệ vì các người bệnh này đã chạy thận nhiều lần, những lần trước đó họ không bị.

“Hàng loạt ca thì không phải do cơ địa bệnh nhân, không phải do thuốc thường dùng và chỉ do 1 khâu (chứ không phải nhiều khâu) nào đó, đó là nguyên tắc khi phân tích sự cố y khoa hàng loạt”, một vị chuyên gia nhận định.

Những mức án có thể đối mặt

Chia sẻ với phóng viên báo Một Thế Giới, luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM cho rằng vụ việc này rất nghiêm trọng, cần phải được điều tra làm rõ, để xác định nguyên nhân gây ra cái chết thương tâm của các bệnh nhân.

Trong trường hợp nguyên nhân gây ra cái chết của 7 bệnh nhân xác định là lỗi của đội ngũ y bác sĩ phụ trách thì được xử lý theo Điều 242 Bộ luật Hình sự 1999 về tội: “vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” mà cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án.

Do đó theo luật sư Hậu trong quá trình điều tra làm rõ, cần xác định nhiệm vụ, vai trò của từng người trong quy trình chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình; xác định xem có sự vi phạm nào trong quy trình đó hay không. Cá nhân nào có vi phạm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác gây ra cái chết của 7 bệnh nhân này thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, vai trò của từng người sẽ phải chịu trách nhiệm hình phạt tương ứng.

“Theo Điều 242 Bộ luật Hình sự 1999 việc gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác, hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Trong trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm”, luật sư Hậu cho biết.

Theo luật sư Hậu thì trong trường hợp này nếu không phải sai sót của đội ngũ y bác sĩ mà do thuốc hoặc các trang thiết bị chạy thận thì cũng cần điều tra trách nhiệm của các cá nhân có liên quan tới quản lý, sử dụng.

Ông Hậu phântích, Điều 242 trên không chỉ điều chỉnh các hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh mà còn có cả hành vi vi phạm quy định về sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (không phải quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác), nếu gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác sẽ bị khởi tố về tội này.

Bên cạnh việc xử lý về mặt hình sựnếulỗi thuộc về đội ngũ y bác sĩ, luật sưHậu cho biết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân.

Cụ thể theo Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 thì bệnh viện này phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Ngoài ra, bệnh viện còn bồi thường chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng...

Hồ Quang
Bài liên quan
TP.HCM: Người đàn ông bị tai biến sau khi hút mỡ bụng tại phòng khám từng bị xử phạt
Từng bị xử phạt và thay đổi tên đến 3 lần, một phòng khám tại số 314 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, TP.HCM lại tiếp tục bị phát hiện sai phạm, gây hậu quả cho khách hàng hút mỡ bụng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ tử vong do chạy thận: Sai phạm nghiêm trọng có thể chịu án tù 15 năm