Vào ngày 13.6 có hai tàu chở dầu (1 tàu Na Uy, 1 tàu Nhật Bản) bị tấn công trên khu vực vịnh Oman. Vụ việc xảy ra giữa lúc Trung Đông chìm trong căng thẳng Mỹ - Iran, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nổ ra xung đột.

Vụ tấn công tàu chở dầu trên vịnh Oman xảy ra như thế nào?

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 15/06/2019, 19:23

Vào ngày 13.6 có hai tàu chở dầu (1 tàu Na Uy, 1 tàu Nhật Bản) bị tấn công trên khu vực vịnh Oman. Vụ việc xảy ra giữa lúc Trung Đông chìm trong căng thẳng Mỹ - Iran, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nổ ra xung đột.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngay lập tức dựa trên “thông tin tình báo” cáo buộc Iran. Quân đội Mỹ còn công bố một đoạn phim cho thấy hải quân Iran gỡ bỏ quả mìn chưa nổ gắn trên 1 trong hai tàu xấu số nhằm phi tang chứng cứ.

Nhưng Kokuka Sangyo – công ty sở hữu 1 trong hai chiếc tàu – không tin khả năng tấn công bằng mìn.

Vụ việc nêu trên có điểm tương đồng với hành động phá hoại 4 tàu chở dầu khác ngoài khơi Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) vào giữa tháng trước: đều xảy ra gần eo biển Hormuz – tuyến vận tải quan trọng luôn là tâm điểm của căng thẳng khu vực.

Mỹ thời điểm đó cũng cáo buộc Iran. Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton xác định thủy lôi Iran đã được dùng tấn công 4 tàu dầu, ông không đưa ra bằng chứng.

UAE cùng hai nước hợp tác điều tra là Ả Rập Saudi, Na Uy chỉ bước đầu kết luận chủ mưu nhiều khả năng là 1 quốc gia chứ không quy trách nhiệm cho đối tượng cụ thể nào. Họ nhận định hành động tấn công đòi hỏi phải có sự tham gia của xuồng cao tốc định hướng chuyên nghiệp cùng đội ngũ thợ lặn biết đặt mìn ngay sát động cơ một cách chính xác.

Theo đánh giá thiệt hại và phân tích hóa học, vũ khí được sử dụng là mìn từ tính bám thân tàu (limpet mine).

Địa điểm nơi xảy ra vụ tấn công 13.6 - Ảnh: CNN

Vụ tấn công 13.6

Đơn vị sở hữu chiếc Front Altair vừa bị tấn công báo cáo với cơ quan hàng hải Na Uy rằng có 3 tiếng nổ trên tàu, sau đó thì đám cháy bùng lên. Chưa thể xác định nguyên nhân gây nổ.

Kokuka Sangyo cho biết chiếc Kokura Courageous dường như bị tấn công hai lần bằng loại đạn pháo nào đó. Nơi trúng đạn ở dưới mực nước, gần khoang động cơ. Có lẽ đây là hoạt động có lên kế hoạch từ trước.

Khu trục hạm Mỹ USS Bainbridge ở gần hiện trường nên cứu được thủy thủ tàu Kokura Courageous. Tàu hàng Hyundai Dubai (Hàn Quốc) sau khi nhận cuộc gọi khẩn cấp cũng đến cứu thuyền viên Front Altair.

Nguồn tin từ tập đoàn Hyundai Merchant Marine tiết lộ thuyền trưởng Hyundai Dubai đích thực nghe thấy 3 tiếng nổ trước lúc nhận cuộc gọi từ Front Altair. Ông ra xem thì thấy Front Altair bốc cháy.

Kokuka Sangyo không tin thứ tấn công tàu là mìn. Họ cho biết thủy thủ đoàn báo kể lại lần tấn công thứ hai nhắm vào Kokura Courageous là “một vật thể bay”.

Đoạn phim do quân đội Mỹ công bố ghi lại cảnh một tàu nhỏ tiếp cận Kokura Courageous, người trên tàu nhỏ lấy thứ gì đó trên tàu chở dầu Nhật (có thể là mìn chưa nổ).

Đoạn phim do quân đội Mỹ công bố ghi lại cảnh một tàu nhỏ tiếp cận Kokura Courageous - Ảnh: CNN

Nguồn tin quan chức của đài CNN cho biết có rất nhiều tàu Iran đi vào khu vực khi USS Bainbridge có mặt tại hiện trường, buộc Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ (USCENTCOM - phụ trách giám sát hoạt động tại Trung Đông) phải phát cảnh báo.

Phía Iran nhận xét vụ việc rất đáng nghi. Giới chức chính quyền Tehran phủ nhận có liên quan và yêu cầu Mỹ chấm dứt cáo buộc vô căn cứ.

Cẩm Bình (theo CNN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ tấn công tàu chở dầu trên vịnh Oman xảy ra như thế nào?