Chuyện Công ty Gia Hân tố Công ty Global Home do ông Otto De Jager, chồng của ca sĩ Thu Minh làm đại diện đang nóng hơn bao giờ hết trên các mặt báo, trước thông tin về khả năng một vụ kiện tụng có thể xảy ra, và những người quan tâm đang dồn sự chú ý vào việc ông Otto trở về trả lời báo chí trong vài ngày tới.

Vụ đòi nợ công ty chồng Thu Minh: Còn lâu mới đến bước phải lôi nhau ra tòa!

Kim Vân | 17/08/2016, 14:31

Chuyện Công ty Gia Hân tố Công ty Global Home do ông Otto De Jager, chồng của ca sĩ Thu Minh làm đại diện đang nóng hơn bao giờ hết trên các mặt báo, trước thông tin về khả năng một vụ kiện tụng có thể xảy ra, và những người quan tâm đang dồn sự chú ý vào việc ông Otto trở về trả lời báo chí trong vài ngày tới.

Nhiều câu hỏi được đặt ra như việc kiện tụng sẽ ra sao tại một tòa án ở bên thứ 3 là Hồng Kông, liệu Gia Hân có khả năng thắng kiện… Tuy nhiên, nếu bình tĩnh nhìn lại thế trận thì 2 bên còn phải làm nhiều bước trước khi tính đến việc đưa nhau ra tòa. Đây là nhận định của luật sư Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH Kinh Luân khi nhìn lại toàn bộ sự việc.

Sau các cuộc tranh cãi, đòi nợ bằng băng rôn, giải trình với báo giới, trưng ra các email trao đổi qua lại trước khi dẫn đến việc dừng thanh toán hợp đồng, từ chối nhận thành phẩm của Công ty Global Home thì điều đáng quan tâm nhất là bằng chứng về những thiệt hại của Global Home khi phải bồi thường cho khách hàng, do sản phẩm của công ty Gia Hân kém chất lượng, lại không thấy đâu. Ở đây, Gia Hân đã chỉ nhìn thấy việc Global Home không thanh toán hợp đồng như cam kết nên đòi kiện đối tác, mà bỏ qua bước xác thực xem thông tin về sản phẩm lỗi mà Global Home đưa ra có chính xác hay không.

Có kiện sai đối tượng?

Theo luật sư Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH Kinh Luân, nếu những bằng chứng là có thật (biên bản trả lại hàng của kháchcó mã hàng của từng sản phẩm, chứng từ bồi thường cho khách hàng do lỗi sản phẩm…) thì bước đầu tiên mà Gia Hân cần làm là lập đoàn giám định chất lượng tại nước của khách hàng để xem lỗi đó đến từ chất lượng sản phẩm, hay do phát sinh trong quá trình vận chuyển. Nếu lỗi do quá trình vận chuyển thì công ty vận tải phải chịu trách nhiệm.Còn lỗi do Gia Hân thì đương nhiên họ sẽ phải chịu phạt, dựa theo những điều khoản trong hợp đồng.

Ngược lại, nếu Global Home không đưa ra được bằng chứng chứng minh mình bị thiệt hại do sản phẩm của Gia Hân kém chất lượng, thì có khả năng đã xuất hiện hành vi lừa đảo để làm tiền doanh nghiệp. Chỉ đến khi trường hợp này xảy ra mà Global Home vẫn không chịu thanh toán thì mới phải tính đến bước đưa nhau ra tòa.

Như vậy, trong khi chưa rõ những phàn nàn từ phía khách hàng về lỗi sản phẩm có thật hay không, thì việc khởi kiện Global Home xem ra là quá sớm và có khả năng sai lệch đối tượng. Nếu có bước đi đúng đắn từ đầu, rất có thể Gia Hân sẽ phải làm việc với công ty giao nhận chứ không phải mất thời gian tranh cãi với Global Home.

Hợp đồng nhiều lỗ hổng

"Trong trường hợp phải khởi kiện thì bản hợp đồng ký kết giữa Gia Hân và Global Home đã bộc lộ quá nhiều điểm bất lợi cho phía DN Việt Nam", luật sư Đức nhận xét. Một số điểm bất lợi được ông chỉ ra như sau:

Ở điều khoản giải quyết tranh chấp, hai bên sẽ nhờ đến trọng tài… Hồng Kông. Việc giải quyết tranh chấp tại một nước thứ 3 sẽ là một bất lợi lớn cho DN Việt Nam, do không hiểu biết gì về luật của nước sở tại nên khó biết được cơ chế của họ có thuận lợi cho ta hay không. Chi phí để khởi kiện cũng như theo đuổi vụ kiện hoàn toàn không nhỏ, chưa kể phải di chuyển rất bất tiện cả về thời gian cũng như khoảng cách địa lý.

Việc thuê một luật sư biện hộ bằng tiếng Anh lại là một khó khăn nữa khi mà 2 bên khó trao đổi qua lại để hiểu nhau, và đương nhiên lại thêm một khoản chi phí khá nặng. “Thông thường, khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, DN trong nước cần làm thế nào để kéo cơ quan giải quyết tranh chấp về phía Việt Nam, sử dụng luật pháp Việt Nam”, ông Đức nói.

Cũng trong điều khoản giải quyết tranh chấp, do tâm lý ngại ngùng, sợ làm mất lòng đối tác mà các DN Việt Nam thường bỏ qua điều khoản này, nếu có cũng rất sơ sài. Tuy nhiên, điều khoản này đáng lẽ phải được thảo luận một cách thẳng thắn, cụ thể nhất để tránh những khúc mắc về sau.

Ông Đức cũng cho rằng các cơ quan chức năng như Bộ, Sở Công thương, Hiệp hội DN, Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) nên tổ chức phổ biến những kiến thức sơ đẳng này cho DN, nhằm tránh xảy ra những trường hợp tương tự: DN vì muốn giành hợp đồng lớn mà bất chấp rủi ro có thể giáng xuống đầu mình bất cứ lúc nào.

Kim Vân

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ đòi nợ công ty chồng Thu Minh: Còn lâu mới đến bước phải lôi nhau ra tòa!