Ngày mà hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận “đình chiến” tại Argentina cũng là thời điểm Giám đốc tài chính kiêm Phó chủ tịch Tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Châu bị Canada bắt giữ theo yêu cầu từ chính quyền Washington.

Vụ bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei đe dọa thỏa thuận “đình chiến” Mỹ-Trung

Cẩm Bình | 06/12/2018, 16:46

Ngày mà hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận “đình chiến” tại Argentina cũng là thời điểm Giám đốc tài chính kiêm Phó chủ tịch Tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Châu bị Canada bắt giữ theo yêu cầu từ chính quyền Washington.

Đến ngày 5.12, Bộ Tư pháp Canada mới thông báo về vụ bắt giữ, đồng thời cho biết Mỹ yêu cầu dẫn độ bà Mạnh vì tình nghi vi phạm cấm vận mà nước này áp đặt nhằm vào Iran. Phía Trung Quốc phản ứng một cách giận dữ và yêu cầu lập tức trả tự do cho công dân nước họ.

Mạnh Vãn Châu là con gái của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, được đánh giá có nhiều khả năng kế vị cha tiếp quản vị trí lãnh đạo tập đoàn. Dù thường xuyên đề nghị đồng minh dẫn độ “trùm” buôn ma túy, giao dịch vũ khí hay nhiều tội phạm khác nhưng Mỹ rất hiếm khi, thậm chí chưa có tiền lệ, ra yêu cầu tương tự với đối tượng là nhân sự điều hành cấp cao của một công ty Trung Quốc hàng đầu.

Theo nhà phân tích Andrew Gilholm làm việc cho công ty tư vấn rủi ro Control Risks: “Thời gian cũng như cách thức thực hiện bắt giữ rất gây sốc”.

Hiện vẫn chưa rõ Tổng thống Mỹ Donald Trump giữ vai trò gì trong vụ việc bất ngờ này. Nhà lãnh đạo Mỹnhững ngày qua tập trung thuyết phục toàn thế giới rằng Trung Quốc đã chấp thuận nhiều nhượng bộ đáng kể như tăng mua hàng hóa, giảm thuế ô tô…

Giới phân tích cho rằng nhiều khả năng hành động bắt giữ được tiến hành riêng biệt với đàm phán thương mại và nằm trong nỗ lực truy tố doanh nghiệp Trung Quốc vi phạm lệnh trừng phạt của Tổng thống Trump hoặc có hoạt động gián điệp. Vào hồi tháng 10, Bỉ đã giao một quan chức thuộc Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc cho Mỹ xét xử với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại.

Cường quốc châu Á này chắc chắn xem những gì xảy ra với bà Mạnh là động thái làm leo thang chiến tranh thương mại. Dennis Wilder, cựu nhân viên cấp cao của Hội đồng An ninh Mỹ (NSC), nhận định: “Chuyện này sẽ khiến quá trình đàm phán thêm phức tạp. Bắc Kinh có thể tin đây là biện pháp nhằm gia tăng sức ép”.

“Washington đang cố ngăn chặn gửi đi tín hiệu rằng gián điệp Trung Quốc phải lãnh hậu quả thực sự”, theo ông Wilder.

Đề nghịcủa Tổng thống Trumpdẫn độ nhân sựcấp caoHuawei nằm trong nỗ lực truy tố doanh nghiệp Trung Quốc vi phạm lệnh trừng phạt hoặc có hoạt động gián điệp? - Ảnh: CNN

Không có đối tượng nào lý tưởng hơn Huawei. Tập đoàn này vượt qua Apple về doanh số điện thoại thông minh, muốn đánh bại cả Samsung, đồng thời có tham vọng dẫn đầu trong phát triển mạng 5G.

Đó là lý do Tổng thống Trump ngăn chặn thương vụ sáp nhập Qualcomm - Broadcom. Nhà Trắng lập luận giám đốc điều hành Broadcom với tính tiết kiệm sẽ cắt giảm tiền chi cho hoạt động nghiên cứu - phát triển của Qualcomm, qua đó gián tiếp đem lại lợi thế cho Huawei trong cuộc đua 5G.

Không những vậy, Mỹ còn bắt tay với đồng minh cạnh tranh với Huawei tại Papua New Guinea cũng như kêu gọi tẩy chay các thiết bị do tập đoàn của Trung Quốc sản xuất.

Một tập đoàn viễn thông Trung Quốc khác là ZTE trước đó gần như sụp đổ sau khi hứng chịu lệnh cấm mua linh kiện từ Washington do chuyên xuất khẩu hàng hóa vàcông nghệ sang Iran. Từ vụ này giới lãnh đạo Bắc Kinh đã rút ra bài học phải giảm phụ thuộc vào nguồn cung linh kiện Mỹ trong các công nghệ quan trọng như bán dẫn hay hạ tầng mạng, nhà phân tích Graham Webster thuộc tổ chức nghiên cứu New America cho biết.

Theo nhà phân tích Webster: “Huawei là đơn vị dẫn đầu trong phát triển công nghệ, có thể giúp Trung Quốc ít phụ thuộc vào nhà cung cấp Mỹ và châu Âu hơn. Nhắm đến Huawei bằng đề nghị dẫn độ một nhân sự điều hành của họ là bước đi lớn”.

Với một số nhà phân tích Trung Quốc, vụ bắt giữ bà Mạnh cho thấy bộ máy an ninh quốc gia Mỹ không hứng thú với chuyện đạt được thỏa thuận thương mại với cường quốc châu Á bất chấp Tổng thống Trump muốn hay không.

Cẩm Bình (theo Bloomberg)
Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei đe dọa thỏa thuận “đình chiến” Mỹ-Trung