Sáng 23.11, trong phần tự bào chữa, bị cáo Phan Văn Vĩnh trình bày rằng sau khi nghe VKS luận tội, bị cáo nhận thấy lỗi lầm của mình. Việc truy tố là không sai, lỗi đến đâu chịu trách nhiệm đến đó, không đổ lỗi cho ai.
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Phan Văn Vĩnh nhận thấy lỗi lầm. Tuy nhiên, do điều kiện hoàn cảnh, bị cáo Phan Văn Vĩnh mongHĐXX lưu tâm, phân tích để bị cáo được hưởng chính sách khoan hồng và mong HĐXX xem xét hạ hình phạt xuống khung thấp nhất.
Bào chữa cho thân chủ, luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang phân tích rằng ýchí và mục đích của ông Vĩnh khi thành lập công ty bình phong là để xây dựngmột hệ thống phòng thủ tội phạm mạng, đào tạo được cán bộ chiến sỹ có kỹ thuật chuyên sâu về kỹ thuật công nghệ,phục vụ cho việc thâm nhập vào các hệ thống thanh toán trực tuyến,chuyển tiền trên thị trường. Việc nàynhằm nghiên cứu, nắm bắt phương thức, thủ đoạn rửa tiền, cũng như kỹ thuật, công nghệ, đặc tính, hành vi và cách thức tổ chức hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao.Từ đó, có những ý kiến tham mưu, đề xuất xử lý kịp thời.
Xuất phát từ mục đích đúng đắn này, theo luật sư Trang, ông Vĩnh chỉ đồng ý về chủ trương.Ông Vĩnh giao Cục trưởng C50, cụ thể là ông Nguyễn Thanh Hóa phải “trực tiếp chỉ đạo, kiểm soát, tổ chức thực hiện đảm bảo hoạt động thí điểm và các thủ tục pháp lý đúng yêu cầu pháp luật, kiểm soát tình hình hoạt động của tội phạm về lĩnh vực này”. Theo bút phê, Nguyễn Thanh Hóa phải “có đề xuất tiếp trình Tổng cục và Bộ”.
Về trách nhiệm này, ông Vĩnh đã thành khẩn nhận trách nhiệm của một người đứng đầu cơ quan phòng chống tội phạm, khi có bút phê tại công văn số 1155/C50-P1 và có lỗi đã để cho người khác lợi dụng lòng tin, lợi dụng sự buông lỏng quản lý để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, luật sư Trang cho rằng qua tài liệu hồ sơ, qua phần thẩm vấn công khai đối với bị cáo Nguyễn Thanh Hoá và những nhân chứng đã chứng minh ông Phan Văn Vĩnh không được ông Nguyễn Thanh Hoá báo cáo về sự thật hoạt động của công ty CNC. Do đó, luật sư kính đề nghị HĐXX cân nhắc khi lượng hình.
Luật sưNguyễn Thị Huyền Trang bào chữa cho bị cáo Phan Văn Vĩnh - Ảnh chụp màn hình
Theo luật sư, tội phạm công nghệ cao là một loại tội phạm hoàn toàn mới. Ngay cả Bộ TTTT, Cục An ninh mạng thuộc Bộ Công an và các Bộ ngành quản lý công nghệ cũng còn lúng túng. Đến naychưa xây dựng được các hành lang quy phạm pháp luật điều chỉnh cụ thể từng hành vi tham gia vào công nghệ, phát hiện các hành vi vi phạm phápluật để kịp thời xử lý.
Đây là lỗ hổng pháp luật chưa kịp thời điều chỉnh, mộtkhi công nghệ đang phát triển nhanh chóng và hiện đại cấp tiến. Do đó, một cá nhân không có chuyên môn kỹ thuật sâu trong lĩnh vực công nghệ như ông Phan Văn Vĩnh, chỉ với những thông tin hạn chế và sự tin tưởng vào những báo cáo của cán bộ cấp dướitrực tiếp quản lý, giám sát loại tội phạm công nghệ cao này, nênđã có một quyết định sai lầm và gây ra hậu quả nặng nề cho bao gia đình và xã hội.
Dù không tư lợi cho cá nhân, nhưng ông Phan Văn Vĩnh “đã có động cơ mục đích khác, đó là động cơ vụ lợi cho tổ chức, làm trái công vụ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, làm mất uy tín của lực lượng công an nhân dân, mất an ninh trật tự xã hội. Đây là lỗi cố ý trực tiếp phù hợp với cấu thành của tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”.
Tuy nhiên, luật sư cũng chỉ ra rằng ông Phan Văn Vĩnh phạm tội trong điều kiện hoàn cảnh khách quan. Vì vậy, dù ông Phan Văn Vĩnh phải chịu trách nhiệm hình sự, chịu hình phạt bởi hậu quả do hành vi mình gây ra, nhưng luật sưcho rằng ông Vĩnh cũng đáng được hưởng sự nhân đạo và khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật. Bởivì bị cáo đã thừa nhận các hành vi mà mình thực hiện, cũng như các tình tiết giảm nhẹ của ông Phan Văn Vĩnh.
Nhã Thanh