Cuốn hồi ký của bà Kha Thị Đàng - vợ cố nhạc sĩ Châu Kỳ ghi lại một chặng đường sáng tác âm nhạc của ông từ những bản nhạc đầu tiên đến bài hát cuối cùng trong đời, cùng mối duyên thơ nhạc của bà với người chồng quá cố. Sách dày 400 trang do NXB Văn Nghệ ấn hành.

Vợ NS Châu Kỳ 'Con đường xưa em đi' viết hồi ký về những bài hát của chồng

Tiểu Vũ | 17/04/2017, 07:21

Cuốn hồi ký của bà Kha Thị Đàng - vợ cố nhạc sĩ Châu Kỳ ghi lại một chặng đường sáng tác âm nhạc của ông từ những bản nhạc đầu tiên đến bài hát cuối cùng trong đời, cùng mối duyên thơ nhạc của bà với người chồng quá cố. Sách dày 400 trang do NXB Văn Nghệ ấn hành.

Trong quá trình tiếp xúc với bà Kha Thị Đàng để tìm hiểu thêm về bài hát Con đường xưa em điđang bị cơ quan quản lý văn hóa cấm lưu hành, chúng tôi đã được vợ cố nhạc sĩ Châu Kỳ giới thiệu và tặng cuốn hồi ký có tên Thi Đàng Kỳ Duyên do chính bà viết.

Thi Đàng Kỳ Duyên là cuốn sách viết theo dạng hồi ký, được NXB Văn Nghệ ấn hành. Nội dung trong sách lànhững hồi ức của Kha Thị Đàngvề các sáng tác của nhạc sĩ Châu Kỳ từ những tác phẩmđầu tiên cho đến bài hátcuối cùng. Đặc biệt, trong sách có một số chương nói rõ về nguồn gốc ra đời của một số bài hát do chính nhạc sĩ Châu Kỳ sáng tác. Phần minh họa của sách là những hình ảnh tư liệu về nhạc sĩ Châu Kỳ lúccòn sinh thời.

Hồi ký "Thi Đàng Kỳ Duyên" được NXB Văn Nghệ ấn hành

Trước khi đến với bàKha Thị Đàng, nhạc sĩ Châu Kỳ đã có một đời vợ là nữ ca sĩ Mộc Lan. Nhạc sĩ Châu Kỳsống với nữ ca sĩđược 6 năm thì hôn nhân tan vỡ, sau đó ôngđã đến với bà Kha Thị Đàng vàchung sống với nhau cho đến ngàyqua đời vào năm 2008. Bà Kha Thị Đàng năm nay đã bước sang tuổi 80,hiện sống tại quận 9, TP.HCM cùng với anh Châu Tài -con của bà và nhạc sĩ Châu Kỳ.

Bà Đàng Thị Kha tại nhà riêng

Qua giới thiệu, bà Kha Thị Đàng cho biếtbà thuộc dòng họ Kha nổi tiếng ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Bà cũng chính là chị em chú bác ruột với kỹ sư Kha VạngCân -người được lấytên để đặtcho một con đườngở quận Thủ Đức(tuy nhiên tênđườngđượcviết thành Kha Vạn Cân-PV).

Xin nóivắntắt về người em chú bác ruột của bà Kha Thị Đàng là ông Kha Vạng Cân. Kỹ sư Kha Vạng Cân (1908 - 1982) là một nhân sĩ trí thức nổi tiếng củaNam Bộ. Ônghoạt động cách mạng từ trước năm 1945 vàtham gia kháng chiến chốngPháp. Năm 1954, ôngtập kết ra Bắc, ban đầu giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Kỹ thuật Bộ Công Thương.

Năm 1960 khi Chính phủ bãi bỏ Bộ Công Thương vàthành lập các bộ: Bộ Thủylợi và Điện lực, Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Nội thương, Bộ Ngoại thương, Tổng cục Địa chất, Tổng cục Vật tư. Ông giữ chức Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Công nghiệp nhẹ (1960 - 1975). Saungày thống nhất đất nước(1976), ông về sống tạiTP.HCM, giữ chức vụ Trưởng ban Khoa học và Kỹ thuật của thành phố trong thời gian 1976 -1978. Ông qua đời vào năm 1982 tại TP.HCM.

Bà Kha Thị Đàng cùng nhạc sĩ Châu Kỳ xem tập bản thảo "Thi Đàng Kỳ Duyên"

Quay trở lại cuốn hồi kýThi Đàng Kỳ Duyên, bà Đàng Thị Kha cho biết: “Chồng tôi quý tác phẩm nàylắm. Trong những ngày anh ấynằm bệnh, tôi đã tập hợp lại tất cả tác phẩmcủa anh để in thành tập sách "Thi Đàng Kỳ Duyên". Thi Đàng là tên tôi, Kỳ là tên anh. "Thi Đàng Kỳ Duyên" là duyên số, duyên phận của Thi Đàng và Châu Kỳ. Trong sách là toàn bộ tác phẩm của anh, kỷ niệm của chúng tôi, lời bài hát, hoàn cảnh sáng tác… Nhưng khi sách xuất bản thìmột số ca khúc chưa được cấp phép nên nhà xuất bản chỉ cho in tựa ca khúc ca khúc với vài dòng giới thiệu”.

Một trang trong cuốn hồi ký "Thi Đàng Kỳ Duyên" của vợ nhạc sĩ Châu Kỳ

Trong những chương đầucủa cuốn Thi Đàng Kỳ Duyên, bà Kha dành nội dung giới thiệurõvề thân thế, sự nghiệpcủa nhạc sĩ Châu Kỳ, con đường đi đến âm nhạc của ôngcũng như duyên nợ dẫn đến mối tình Châu Kỳ - Kha Thị Đàng.

Phần giới thiệu bản thân mình, bà Kha viết: “Vâng! Tôi: Kha Thị Đàng– người con gái, em út của thế hệ thứ tư “Vọng tộc họ Kha” đã tồn tại hơn ba thế kỷ - đồng hành tạo dựng thành phố Sài Gòn -Chợ Lớn này. Từ tuổi thơ cho đến trưởng thành, những bước trưởng thành trong nắng trong mưa, tạo dựng sự nghiệp bằng cả ýchí và thiện tâm trong bản năng “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” của một đời người…

… Tôi phải vượt qua 30.000 thí sinh để được là 1trong số 300 thí sinh đầu bảng thi đậu vào trường Trung học Gia Long. Tôi bước cao hơn một chút trong âm nhạc. Tôi được học ký âm pháp, thanh nhạc của thầy người Pháp Marcelvà được thầy dàn dựng cho hát đơn ca tác phẩm “Thiên Thai” của Văn Cao...".

Bài hát "Con đường xưa em đi" được chọn đưa vào hồi ký nhưng do thời điểm xuất bản cuốn sách thì bài hát chưa được cấp phép nên tác giả đã loại bỏ khỏi hồi ký

Nói về mối tình của bà cùng nhạc sĩ Châu Kỳ, bà viết: “Đó là con đường tôi đến với âm nhạc, với cả một tâm hồn tươi sáng, yêu thơ mến nhạc, và cũng là con đường đưa chúng tôi: Châu Kỳ - Kha Thị Đàng có nhau như một sựtác hợp của định mệnh…”.

Phần còn lại của cuốn hồi ký, bà Kha Thị Đàng cho in những bài hát của nhạc sĩ Châu Kỳ sáng tác qua các thời kỳ (đã được cấp phép). Bên cạnh những bài hát là những câu chuyện, những hồi ức của bà về nguồn gốc ra đời của từng tác phẩm. Có những bài hát của nhạc sĩ Châu Kỳ được bà ghi lại rất chi tiết kèm theo ảnh tư liệu liên quan do bà lưu giữ, cùng nhiều hình ảnh rất quý hiếm của các văn nghệ sĩ cùng thế hệ với nhạc sĩ Châu Kỳ.

Thi Đàng Kỳ Duyên được NXB Văn Nghệ ấn hành và nộp lưu chiểu vào ngày 8.7.2008 và có độ dày 400 trang. Tuy nhiên, dosố lượng xuất bảnkhá hạn chế (500 cuốn)nên đến naysách vẫn chưa đến tay của nhiều bạn đọc.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vợ NS Châu Kỳ 'Con đường xưa em đi' viết hồi ký về những bài hát của chồng