9 giờ 15 phút sáng 18.5, lễ viếng và truy điệu GS Phan Đình Diệu trang trọng diễn ra tại nhà tang lễ số 5 Trần Thái Tông.
Vĩnh biệt GS - TS Phan Đình Diệu- một trí thức chính trực
Trí Lâm|18/05/2018, 11:55
9 giờ 15 phút sáng 18.5, lễ viếng và truy điệu GS Phan Đình Diệu trang trọng diễn ra tại nhà tang lễ số 5 Trần Thái Tông.
GS TS Phan Đình Diệu - Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ Thông tin) trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Hội Tin học Việt Nam qua đời vào ngày 13.5, hưởng thọ 82 tuổi.Sự ra đi của ông là tổn thất lớn đối với khoa học nói chung, ngành CNTT Việt Nam nói riêng.
9 giờ 15 phút sáng 18.5, lễ viếng và truy điệu GS Phan Đình Diệu đã trang trọng diễn ra tại nhà tang lễ số 5 Trần Thái Tông. Đông đảo quan chức nhà nước, các chuyên gia nhiều lĩnh vực, họ hàng, gia quyến, học tròcó mặt tiễn đưa GS Phan Đình Diệu về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong đó có Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ;ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan,nhà văn Phạm Xuân Nguyên...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, gia đình đại tướng Võ Nguyên Giáp... cũng gửi vòng hoa đến viếng.
Trong sổ tang, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ viết: "Vô cùng thương tiếc GS Phan Đình Diệu. Vĩnh biệt giáo sư - nhà khoa học, nhân cách lớn, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp khoa học, giáo dục và đào tạo của đất nước".
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, TS Lê Đăng Doanh cũng bày tỏ: "GS-TS Khoa học Phan Đình Diệu là tấm gương lớn về một nhà trí thức chính trực. Mong ông yên nghỉ nơi vĩnh hằng".
GS - TS nhà toán học, tin học Phan Đình Diệu sinh năm 1936 trong một gia đình nghèo và hiếu học ở tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông theo học Đại học Sư phạm Khoa học. Năm 1957, ông tốt nghiệp thủ khoa và được giữ lại trường giảng dạy.
Năm 1962, ông Phan Đình Diệu được cử đi Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại khoa Toán học tính toán và Điều khiển học, ĐH Tổng hợp Quốc gia Moscow mang tên Lomonosov. Năm 1967, ông về nước với học vị tiến sĩ khoa học và bắt đầu tập trung nghiên cứu, phát triển ngành Khoa học máy tính ở Việt Nam.
Năm 1971 ông được đề nghị làm Trưởng phòng Toán học tính toán của Uỷ ban Khoa học. Thời điểm cả nước chỉ có một giàn máy tính đuợc đặt tại đây, đòi hỏi phải được nghiên cứu để sử dụng và đào tạo cán bộ.
Ông được ghi nhận là một trong những người đầu tiên xây dựng nhiều tập thể cán bộ không chỉ biết sử dụng máy tính, mà còn có khả năng nghiên cứu ở trình độ cao về một số hướng phát triển hiện đại của khoa học máy tính và tin học. Bởi vậy, ông được ghi nhận là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng và phát triển ngành tin học của Việt Nam.
Ông từng làm cán bộ giảng dạy ở khoa Công nghệ Thông tin (sau này là ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội) và là chuyên gia cao cấp của đại học này. Ông cũng được biết đến là một trí thức bản lĩnh, có nhiều phát biểu thẳng thắn, dũng cảm, có tầm nhìn xa,đầy tính xây dựng với các lãnh đạo cấp cao cũng như diễn đàn lớn.
GS Phan Đình Diệu cũng là viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ Thông tin Việt Nam) - người sáng lập Hội Tin học Việt Nam, phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về Công nghệ Thông tin khoá 1 (1993-1997).
GS-TS Phan Đình Diệulà đại biểu quốc hội khóa 5, 6; Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa 3, 4, 5, 6, 7; Chủ tịch sáng lập Hội Tin học Việt Nam.
"Dù công tác ở vị trí nào thì GS Phan Đình Diệu cũng luôn thể hiện sự tâm huyết và hết mình.", điếu văn tại đám tang nêu rõ.
Sau đây là một số hình ảnh tại đám tang của GS Phan Đình Diệu:
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Hôm 27.11, Foxconn dự đoán tác động của các thuế quan mới từ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ ảnh hưởng ít hơn đến công ty Đài Loan này so với các đối thủ, nhờ vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của họ.
Tại Tọa đàm “TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Học viện cán bộ TP.HCM tổ chức ngày 26.11, các đại biểu cho rằng, TP.HCM chưa bao giờ có cơ hội tốt như bây giờ để khơi dậy truyền thống năng động sáng tạo, đi đầu trong thực hiện các mục tiêu của dân tộc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
TikTok, nền tảng mạng xã hội video phổ biến nhất hiện nay, đang thực hiện những bước đi quan trọng nhằm hạn chế các bộ lọc làm đẹp cho người dùng dưới 18 tuổi.
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng, việc ông đe dọa áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc có thể đẩy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vào một cuộc chiến thương mại.
TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho biết thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, đặc biệt là hàng loạt dự án "đắp chiếu" kéo dài, gây lãng phí.
Ngày 27.11, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, và tuyên phạt 12 năm tù đối với bị cáo Đậu Văn Hoàng (22 tuổi, ngụ phường Dương Đông, TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) về tội “Giết người”.