Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk-VNM) vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Kinh tế Quốc hội kiến nghị về 4 phương thức bán phần vốn Nhà nước tại Vinamilk.

Vinamilk kiến nghị 4 phương án thoái vốn Nhà nước

Một Thế Giới | 04/11/2015, 05:29

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk-VNM) vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Kinh tế Quốc hội kiến nghị về 4 phương thức bán phần vốn Nhà nước tại Vinamilk.

Theo chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) phải xây dựng lộ trình thoái vốn tại 10 doanh nghiệp lớn do SCIC quản lý (trong đó có Vinamilk 45,1%, Bảo Minh 50,7%, FPT Telecom 50,2%, Vinare 40,4%...) để trình Chính phủ phê duyệt và công bố công khai.
Nhằm nâng cao hiệu quả của việc thoái vốn nhà nước tại Vinamilk theo đề án Tái cơ cấu Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Vinamilk có 4 đề xuất liên quan đến Lộ trình thoái vốn, giới hạn sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài, phương thức thoái vốn và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư.
Thứ nhất, lộ trình thoái toàn bộ phần vốn Nhà nước nên sớm được công bố rõ ràng để nhà đầu tư có sự chuẩn bị tốt.
Theo đánh giá của Vinamilk, đây là thời điểm thuận lợi để thoái vốn. Ngoài ra, không nên chia quá nhỏ số lượng cổ phần bán mỗi lần thoái vốn, chỉ nên chia số lượng cổ phần của Nhà nước thành không quá 3 đợt, mỗi đợt tối thiểu 10% vốn điều lệ của Vinamilk.
Thứ hai, Chính phủ nên cho phép nâng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100% do ngành sữa không phải là ngành nghề nhạy cảm, không ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
Theo công ty này, việc các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đa số tại Vinamilk không đồng nghĩa với việc xóa sổ thương hiệu Việt mà ngược lại sẽ góp phần hỗ trợ Vinamilk trong quá trình tiến ra thị trường quốc tế.
Thứ ba, đấu giá là phương thức tốt nhất để đảm bảo công khai, minh bạch và không gây biến động thị trường do số lượng cổ phiếu SCIC đang sở hữu tại Vinamilk lớn. Thêm vào đó, đấu giá cũng cho phép xác định giá khởi điểm theo đúng giá trị thực của Vinamilk.
Vinamilk cho rằng, cần thuê một tổ chức tư vấn tài chính quốc tế chuyên nghiệp tổ chức đấu giá để đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước cả về mặt lượng tiền thu được lẫn về mặt hình ảnh và thu hút sự chú ý của nhà đầu tư đối với Việt Nam.
Thứ tư, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phần nên được tổ chức tư vấn trao đổi với công ty nhằm đảm bảo hoạt động của Công ty sau khi Nhà nước thoái vốn ngày càng được nâng cao.
Hoàng Long
>> Chủ nhân mới của biệt thự cổ 35 triệu đô là một nữ doanh nhân 8X? 
>> Cuộc chơi liều lĩnh của Trung Quốc khi xây đảo nhân tạo phi pháp
>> Cường Đôla được nhiều người ủng hộ khi có người yêu mới 
>> Đằng sau chuyện Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon đến thăm nhà thờ dòng họ Phan
>> Tiểu Long Nữ có truyền nhân tại Việt Nam, mỹ nữ bán trà chanh kiếm 80 triệu/tháng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vinamilk kiến nghị 4 phương án thoái vốn Nhà nước