Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải Việt Nam mới đây cho biết cả nước hiện cần khoảng 100 triệu m3 cát để làm bêtông/năm. Do vậy, nếu để tình trạng khai thác cát sông không kiểm soát thì 5 năm nữa Việt Nam cạn kiệt cát tự nhiên.

Việt Nam trước nguy cơ cạn kiệt cát tự nhiên sau 5 năm nữa

Anh Tú | 26/10/2017, 06:41

Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải Việt Nam mới đây cho biết cả nước hiện cần khoảng 100 triệu m3 cát để làm bêtông/năm. Do vậy, nếu để tình trạng khai thác cát sông không kiểm soát thì 5 năm nữa Việt Nam cạn kiệt cát tự nhiên.

Tờ Straits Times của Singapore vừa có bài viết cảnh báo: Trong vòng 5 năm nữa, Việt Nam có thể cạn kiệt cát. Lời khẳng định Straits Times dựa vào thông tin từ báo chí Việt Nam và chỉ có tính chất cảnh báo nhưng nó đặt ra bài toán thách thức cho chúng ta khi vừa phải đảm bảo ổn địnhtài nguyên, vừa đảm bảo tốc độ xây dựng.

Theo Tuổi Trẻ, tại cuộc họp với Sở Giao thông vận tải TP.HCM mới đây về việc tìm công nghệ mới trong xây dựng, Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải Việt Nam cho biết cả nước hiện cần khoảng 100 triệu m3 cát để làm bêtông/năm. Do vậy, nếu để tình trạng khai thác cát sông không kiểm soát thì 5 năm nữa Việt Nam cạn kiệt cát tự nhiên.

Tờ Straits Times cũng nêu rằng giá cát tự nhiên đã tăng vọt trong 6 tháng qua sau khi Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh xử phạt khai thác cát lậu. Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt trong việc cung cấp cát, làm giá cát tăng 200% và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Chiến dịch chống cát tặc của Việt Nam cũng ảnh hưởng tới nhiều nước láng giềng, gồm cả Singapore do Bộ xây dựng được lệnh ngừng việc xuất khẩu cát ra nước ngoài.

Tờ Straits Times cũng nêu rằng việc khan hiếm cát khiến các doanh nghiệpViệt Nam gặp khó. Tờ báo trích dẫn lời ông Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Dự án đường cao tốc Hà Nội tại TP.HCM, cho biết, công việc nâng cấp và mở rộng đường cao tốc gặp khó khăn do giá cát xây dựng tăng.

“Chúng tôi đang tìm kiếm thêm thông tin chi tiết (trên cát công nghiệp). Nếu cát đạt tiêu chuẩn, chúng tôi sẽ sử dụng nó để lát vỉa hè của đường cao tốc Hà Nội”, ông Nam cho biết trên trang Nhà quản lý.

Cát công nghiệp hay cát xay đang được coi là giải pháp để giải quyết thiếu hụt cát. Theo Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải, cát xay có một số ưu điểm như có thể điều chỉnh mô đun độ lớn và tỷ lệ thành phần hạt theo từng yêu cầu cấp phối cho các loại bê tông khác nhau như bê tông nóng, bê tông xi măng, bê tông xi măng mác cao đặc biệt. Cát xay có tỷ lệ thành phần hạt ổn định, độ góc cạnh lớn hơn cát tự nhiên, lượng hạt dẹt ít hơn đá mạt và có thể kiểm soát được lượng tạp chất các tạp chất gây hại đối với bê tông như lượng bùn, sét…

Cũng theo viện này, đá tại miền Nam có thể sử dụng để sản xuất cát xay với giá cát rẻ hơn 10-15% so với cát tự nhiên. Các chuyên gia của viện cũng khẳng định chất lượng bêtông nhựa, bêtông ximăng có sử dụng cát xay tốt hơn so với sử dụng cát sông.

Tuy nhiên, thị trường vẫn đang có thái độ dè dặt với cát xay. Theo báo Xây dựng, dù các chuyên gia đã chỉ rõ lượng cát tự nhiên ít đi do chúng ta xây dựng nhiều đập thủy điện làm cho cát trên thượng nguồn không về được hạ lưu. Đặc biệt việc sử dụng cát tự nhiên làm vật liệu san lấp là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu hụt nguồn cát như hiện nay, nhưng việc sử dụng cát nhân tạo nhằm thay thế hoàn toàn cát tự nhiên thì chưa được phổ biến.

Thực tế hiện giờ,cát nhân tạo chủ yếu dùng để sản xuất gạch không nung (gạch bê tông), sản xuất vữa xây, trát, công tác cấp phối bê tông… chứ chưa được dùng thay thế cho cát tự nhiên trong xây dựng các công trình.

A.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam trước nguy cơ cạn kiệt cát tự nhiên sau 5 năm nữa