Tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam thu được nhiều cơ hội nhưng cũng gặp không ít thách thức. Một trong những thách thức lớn của doanh nghiệp Việt đó chính là chất lượng nguồn lao động.

Việt Nam thiếu lao động lành nghề trầm trọng

Một Thế Giới | 15/11/2015, 06:01

Tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam thu được nhiều cơ hội nhưng cũng gặp không ít thách thức. Một trong những thách thức lớn của doanh nghiệp Việt đó chính là chất lượng nguồn lao động.

Thách thức nhiều mặt

Theo báo cáo tại hội thảo, thách thức dành cho Việt Nam là việc phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với doanh nghiệp ASEAN về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư… Nhất là đối với các nhóm thực phẩm chế biến. chăn nuôi, đường, ngành hàng nông sản và đặc biệt là mặt hàng ô tô.

Cũng theo báo cáo này, việc thiếu lao động lành nghề và lao động thiếu kĩ năng là một trong những khó khăn “trầm trọng” của Việt Nam khi vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE), nhất là ở các lĩnh vực thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, may mặc, khách sạn…  Việc này sẽ khiến doanh nghiệp khó khăn trong cạnh tranh và tận dụng được các cơ hội tự do hóa trong AEC.

Thách thức tiếp theo là sự chênh lệch về trình độ và môi trường cho sự phát triển của SMEs giữa ASEAN-6 và ASEAN-4 gây bất lợi cho các doanh nghiệp ASEAN-4. Do đó, việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, khởi nghiệp, khả năng tiếp cận tài chính, công nghệ, hiệp hội, khung thể chế… sẽ khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, xu hướng ly tâm trong ASEAN do bị ảnh hưởng bởi các cường quốc lớn trong khu vực và trên thế giới.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, những thách thức này là hiện hữu, sát sườn và Việt Nam cần phải có giải pháp ứng phó phù hợp. Do đó, cần phải đổi mới tư duy,

Cơ hội lớn nhất để hoàn thiện luật pháp

Ngoài những thách thức thì Việt Nam cũng có được không ít cơ hội khu tham gia AEC. Đó là tăng cơ hội tiếp cận thị trường, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu. Các nước láng giềng cũng phải thực hiện nghĩa vụ cắt giảm thuế trong ASEAN nên đây sẽ là thị trường nhiều tiềm năng cho Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang các nước ngoài khối như Mỹ, EU, bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Báo cáo cũng cho hay, các doanh nghiệp có thể tham gia nhiều hơn và hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị/mạng sản xuất khu vực và toàn cầu từ nông nghiệp đến công nghiệp và dịch vụ. Việc tự do di chuyển các yếu tố sản xuất (vốn, lao động) sẽ tối đa hóa lợi ích đầu tư, hấp dẫn đầu tư bên ngoài.

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác, đầu tư, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp ASEAN, tăng khả năng cạnh tranh, mặc cả, đàm phán của các doanh nghiệp trên trường quốc tế.

Các doanh nhân có nhiều cơ hội nhận được sự hỗ trợ nâng cao năng lực. Các quy định pháp luật, thủ tục cũng được điều chỉnh hài hòa so với cam kết.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn  – hiệu trưởng Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), cơ hội quan trọng nhất cho Việt Nam chính là việc luật pháp, thủ tục được hoàn thiện, hài hòa theo cam kết. Nếu không thực thi được những điều này thì Việt Nam rất khó tận dụng được các cơ hội đã nêu ở trên.

Hoàng Long


Bài liên quan
EVNHCMC nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số
Chiều 14.11, tại Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 2, ông Luân Quốc Hưng - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã trình bày tham luận “Phát triển lưới điện thông minh và thực hiện chuyển đổi số để nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối điện và năng suất lao động tại EVNHCMC”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam thiếu lao động lành nghề trầm trọng