Chính phủ vừa ban hành Nghị định 25/2017 về báo cáo tài chính nhà nước. Trong đó nêu rõ nội dung và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương với việc công khai, cung cấp thông tin tài chính nhà nước.

Việt Nam sẽ bắt đầu báo cáo tài chính Nhà nước từ năm 2018

tuyetnhung | 16/03/2017, 14:08

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 25/2017 về báo cáo tài chính nhà nước. Trong đó nêu rõ nội dung và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương với việc công khai, cung cấp thông tin tài chính nhà nước.

Nội dung của báo cáo tình hình tài chính nhà nước bao gồm: Tài sản Nhà nước; nợ phải trả của Nhà nước; nguồn vốn của Nhà nước. Nội dung báo cáo kết quả hoạt độnggồm: Thu nhập; chi phí; kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước.

Trong đó, tài sản của Nhà nước bao gồm toàn bộ tài sảngiao cho các đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này nắm giữ, quản lý và sử dụng theo quy định;Tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản phải thu; hàng tồn kho; đầu tư tài chính; cho vay; tài sản cố định hữu hình; xây dựng cơ bản dở dang; tài sản cố định vô hình; tài sản khác.

Nợ phải trả của Nhà nước bao gồm tất cả các khoản nợ của Chính phủ, nợ của chính quyền địa phương và các khoản phải trả khác của đơn vị thuộc đối tượng quy định có nghĩa vụ phải trả.

Nguồn vốn của Nhà nước bao gồm nguồn vốn hình thành tài sản; thặng dư (hoặc thâm hụt) lũy kế từ hoạt động tài chính nhà nước, nguồn vốn khác của Nhà nước.

Thu nhập của Nhà nước bao gồm doanh thu thuộc ngân sách nhà nước (doanh thu thuế; doanh thu phí, lệ phí; doanh thu từ dầu thô và khí thiên nhiên; doanh thu từ vốn góp và các khoản đầu tư của nhà nước; doanh thu từ viện trợ không hoàn lại và doanh thu khác) và doanh thu không thuộc ngân sách nhà nước phát sinh trong kỳ báo cáo của các đơn vị thuộc đối tượng quy định

Chi phí của Nhà nước bao gồm các khoản chi phí từ nguồn ngân sách nhà nước (chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho con người; chi phí hàng hóa, dịch vụ; chi phí hao mòn; chi phí hỗ trợ và bổ sung; chi phí lãi vay, phí và lệ phí liên quan đến các khoản vay và chi phí khác) và chi phí từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước phát sinh trong kỳ báo cáo của các đơn vị thuộc đối tượng quy định

Kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của Nhà nước trong kỳ báo cáo, phản ánh kết quả thặng dư (thu nhập lớn hơn chi phí) hoặc thâm hụt (thu nhập nhỏ hơn chi phí) của hoạt động tài chính nhà nước.

Nghị định cũng nêu rõ UBND tỉnh công khai các thông tin trong báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, bao gồm: Tình hình tài sản của Nhà nước, nợ chính quyền địa phương, các khoản phải trả khác của Nhà nước; nguồn vốn của Nhà nước; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước; tình hình lưu chuyển tiền tệ nhà nước trên phạm vi tỉnh; trừ số liệu chi tiết thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia.

Bộ Tài chính công khai các thông tin trong báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc, bao gồm: Tình hình tài sản của Nhà nước; nợ công và các khoản phải trả khác của Nhà nước; nguồn vốn của Nhà nước; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước; tình hình lưu chuyển tiền tệ nhà nước trên phạm vi toàn quốc; trừ số liệu chi tiết thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia.

UBND tỉnh công khai báo cáo tài chính nhà nước tỉnh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh được báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh. Bộ Tài chính công khai báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc được báo cáo trước Quốc hội.

Nghị định quy định các đơn vị có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính nhà nước và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính nhà nước gồm: Bộ Tài chính; Kho bạc Nhà nước các cấp; cơ quan quản lý, thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước các cấp; cơ quan quản lý tài sản, nguồn vốn của Nhà nước các cấp; cơ quan nhà nước, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước; cơ quan, tổ chức quản lý quỹ tài chính ngân sách nhà nước ngoài ngân sách; đơn vị sự nghiệp công lập.

Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên phạm vi toàn quốc và trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi toàn quốc.

Báo cáo tài chính tỉnh phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2018. Báo cáo tài chính nhà nước đầu tiên được lập theo số liệu tài chính năm 2018. Trong đó, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn các chỉ tiêu cụ thể của báo cáo tài chính nhà nước và một số điều theo quy định tại Nghị định này, kiểm tra, đôn đốc việc lập báo cáo tài chính nhà nước.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam sẽ bắt đầu báo cáo tài chính Nhà nước từ năm 2018