“Sau khi thử nghiệm sản xuất được tàu ngầm cho du lịch và quân sự, tôi khẳng định Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất được tàu ngầm quân sự!”, ông Phan Bội Trân, người sản xuất chiếc tàu ngầm du lịch đầu tiên của Việt Nam và đã thực hiện dự án tàu quân sự, trao đổi với Một Thế Giới.  

“Việt Nam sản xuất được tàu ngầm quân sự”

Một Thế Giới | 24/10/2014, 10:18

“Sau khi thử nghiệm sản xuất được tàu ngầm cho du lịch và quân sự, tôi khẳng định Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất được tàu ngầm quân sự!”, ông Phan Bội Trân, người sản xuất chiếc tàu ngầm du lịch đầu tiên của Việt Nam và đã thực hiện dự án tàu quân sự, trao đổi với Một Thế Giới.  

phan boi tran tau ngam hinh anh
Ông Phan Bội Trân tại xưởng sản xuất
của mình - ảnh: TTO
Đây là lời khẳng định của ông Trân với báo Điện tử Một Thế Giới sau buổi nói chuyện chủ đề công nghệ tàu ngầm với sinh viên, nhà khoa học, doanh nhân từ nhiều trường ĐH, viện, công ty, được tổ chức tại Khu công nghệ cao TP.HCM, vào ngày 23.10.

Theo ông Trân, kết quả thử nghiệm sản xuất thành công tàu ngầm du lịch dài 2m (giá 3.500 USD) và dự án tàu ngầm quân sự dài 3,2 m cho thấy, hiện nay Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất được tàu ngầm dân sự (du lịch) và quân sự, kể cả phần động cơ.

Tuy nhiên, do tàu ngầm dân sự hiện sản xuất quá ít, nên ông Trân cho biết vẫn nhập động cơ từ Pháp về để đảm bảo lợi ích kinh tế. Còn động cơ tàu quân sự, ông đã tự sản xuất được, vừa vì lí do chiến lược sản xuất độc lập, đảm bảo bí mật, vừa vì lợi ích kinh tế. Động cơ cho tàu ngầm quân sự rất đắt tiền, khoảng 25.000 uds/động cơ với 1 động cơ ngư lôi chạy từ 50-60 hải lý/giờ.

Chia sẻ tại buổi nói chuyện, ông Trân cho rằng, với tàu ngầm quân sự, khi tự sản xuất, Việt Nam sẽ giải quyết được vấn đề kinh tế trong quân sự, lẫn thực trạng thiếu công nghệ hiện nay. “Một chiếc tàu Yết Kiêu giá 4.000 USD dài 6m, nếu đầu tư 1.000 chiếc thì chúng ta sẽ có một chiến thuật tàu biển trên biển”, ông Trân nói.
tau ngam yet kieu hinh anh
 Tàu ngầm Yết Kiêu do ông Trân sản xuất thử nghiệm

Theo ông Trân, khi ông làm thử nghiệm tàu ngầm, mục đích là làm thế nào để thắng được đối thủ. Tàu ông sản xuất hướng tới là không cần phải mắc tiền như các loại tàu ngầm cũ, phải sâu dưới 70m, mà chỉ cần duy trì ở 20 m với khả năng linh hoạt đương đầu với đối thủ, đồng thời tàu cũng không sử dụng nhựa composite đắt tiền mà rẻ tiền nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

“Ngoài ra, chiến đấu trên biển không thật sự bơ vơ như nhiều người tưởng. Nếu chạy tàu ngầm, ứng dụng công nghệ 3D thì tàu sẽ mất tăm, nước còn có khả năng che chắn tia lửa điện đi qua, bảo vệ tàu”, ông Trân chia sẻ thêm.
Có thể bạn quan tâm:
>>Đã đến lúc cần đánh giá độc lập lại toàn bộ dự án bô xít
>>Đề nghị đình chỉ hợp đồng mua bán điện đập Xayaburi

>>Nền giáo dục tốt cần ba yếu tố: tự chủ tài chính, tự trị quản lý và tự do học thuật

Theo ông Trân, việc tự sản xuất tàu ngầm không chỉ là chuyện của bản thân, là quyền lợi của mình, mà nó còn cho mình biết khả năng vượt trội, hạn chế sản phẩm, cũng như việc sản xuất ra sản phẩm chuyên dụng đánh trúng điểm yếu của đối thủ là một thuận lợi lớn. Ông cho rằng, dường như Việt Nam đang đặt niềm tin vào Kilo, nhưng ta chỉ có 6 chiếc, trong khi đối phương có gấp 10. Nếu Việt Nam mua được Kilo, các nước giàu đã mua được những thứ hiện đại hơn, như Trung Quốc mua được tàu ngầm lớp Lada của Nga. Và cũng không thể trông đợi vào việc phía Nga bán Kilo cho Việt Nam mà không bán cho các nước khác, bởi họ làm kinh tế, cứ có tiền là họ bán.

“Tôi đã làm tàu ngầm 20 năm, tôi về Việt Nam, tự mình thử nghiệm sản xuất tàu ngầm xem nó còn có vướng mắc gì không. Tôi nhận ra rằng, những chế tạo vừa qua của vài người Việt như máy bay, máy đốt rác, tàu ngầm… không mới, nhưng được xem là sáng chế. Tuy nhiên, nếu được tiếp xúc với môi trường công nghệ nhiều, chúng ta sẽ khám phá ra những chuyện đó không khó như chúng ta tưởng.

Từ kinh nghiệm của mình, tôi nghĩ cái cản trở duy nhất của chúng ta hiện nay là nỗi sợ, sợ thất bại, sợ đủ thứ. Nhưng khi chúng ta loại bỏ được nỗi sợ “không làm được”, thì chúng ta sẽ “bùng nổ” được tố chất của mình, làm được nhiều và mở ra được một môi trường công nghệ. Có lẽ chúng ta không cần nhờ ai dọn đường, mà chính chúng ta là người mở đường!”, ông Trân nói.
>>Việt Nam không phải là nhân tố đe dọa an ninh Campuchia
>>TQ ngán Mỹ triển khai radar phòng thủ tên lửa ở Nhật
>>Trường Sa có giống, loài san hô giàu nhất biển Đông
Lê Quỳnh

Ông Phan Bội Trân là người Pháp gốc Việt, kỹ sư cơ khí; học chuyên ngành hóa tại ĐH Marseille, sau đó theo chuyên ngành về composite và nhựa kỹ thuật. Ông từng làm việc cho hãng Comex của Pháp chuyên đóng tàu ngầm và các thiết bị lặn ở châu Âu; hỗ trợ Bộ Quốc phòng Libya về bản vẽ, kỹ thuật đúc vỏ tàu ngầm; đã sản xuất 5 tàu ngầm mini phục vụ du lịch cho Malaysia.

Năm 2006, ông về Việt Nam lập công ty chuyên thiết kế máy móc, vỏ tàu, xe đạp điện, đồ chơi trẻ em.... Ông là người Việt Nam đầu tiên chế tạo và vận hành thành công hệ thống tàu ngầm mini phục vụ trong du lịch.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Việt Nam sản xuất được tàu ngầm quân sự”