"Có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc khơi mào cho một cuộc chiến tranh tiền tệ. Nhưng tôi nghĩ thế. Đã là chiến tranh thì không có ai toàn thắng và không có ai chỉ thua. Trung Quốc họ hiểu sâu sắc điều đó", TS Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Lý giải về việc TQ đột ngột phá giá đồng nội tệ, TS Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng nguyên nhân chính là do TQ muốn cải tổ lại thị trường ngoại hối của họ và họ muốn hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.
“Có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc khơi mào cho một cuộc chiến tranh tiền tệ. Nhưng tôi nghĩ thế. Đã là chiến tranh thì không có ai toàn thắng và không có ai chỉ thua. Trung Quốc họ hiểu sâu sắc điều đó.
Từ năm 2005 đến nay, NDT đã tăng giá trên 30% sau khi nước này quyết định phá giá đồng tiền sau 11 năm giữ ổn định. Với kho dự trữ ngoại hối lên tới 4.000 tỷ USD và trở thành nền kinh tế thứ 2 sau Mỹ, Trung Quốc đang “nuôi mộng” biến đồng NDT trở thành đồng tiền nằm trong kho dự trữ của những Ngân hàng Trung ương (NHTW) toàn thế giới (đồng tiền có quyền rút vốn linh hoạt).Tôi cũng nghĩ rằng, Mỹ, Nhật, các quốc gia phương Tây nói chung cũng sẽ có những phản ứng và sẽ có cuộc giằng co giữa giấc mơ của Trung Quốc với các nền kinh tế siêu cường khác", Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia trả lời trên báo Giao Thông.
Trên Pháp luật TP.HCM, TS Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng ngay sau khi đồng nhân dân tệ hạ giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã lập tức điều chỉnh tăng biên độ tỉ giá từ mức +/-1% lên +/-2% được áp dụng ngay ngày 12.8. Đây là động thái tích cực, kịp thời.
Điều này giúp cho doanh nghiệp (DN) Việt giảm đến mức tối đa những thiệt hại từ cú sốc phá giá nhân dân tệ. “Mức độ tác động cụ thể của việc phá giá nhân dân tệ thế nào thì chúng ta cần tiếp tục theo dõi, từ đó điều chỉnh cho phù hợp. Nhưng đây cũng chính là cơ hội cho các DN trong nước quyết tâm đẩy mạnh xuất khẩu đi các thị trường khác. Cùng với đó, DN phải tái cấu trúc thật mạnh để có những sản phẩm tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường” - ông Kiên nói.
Điều chỉnh tỷ giá là bắt buộc Ngày 12.8, NHNN quyết định điều chỉnh tăng biên độ tỉ giá từ mức +/-1% lên +/-2%, áp dụng từ ngày 12.8. Theo NHNN, diễn biến kinh tế thế giới đã xuất hiện nhiều yếu tố mang tính đột biến nằm ngoài dự đoán của các tổ chức quốc tế lớn như việc giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt, với việc đồng nhân dân tệ được điều chỉnh giảm kéo theo một loạt đồng tiền châu Á chủ chốt khác cũng như chỉ số giá trên thị trường hàng hóa quốc tế sụt giảm. Với đặc thù TQ là đối tác chiếm tỷ trọng thương mại lớn của VN thì việc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ sẽ có tác động bất lợi tới nền kinh tế VN. Vì vậy, để tạo chủ động, linh hoạt cho tỷ giá trước các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế, đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa VN, NHNN quyết định nới biên độ tỷ giá như trên. Ngay sau khi có quyết định từ NHNN, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt điều chỉnh giá mua bán USD. Vietcombank công bố giá bán USD tăng 206 đồng lên 22.046 đồng; mua vào tăng 180 đồng, lên 21.960 đồng. Trên thị trường tự do, giá USD biến động mạnh ở mức mua vào và bán ra 21.950 - 22.150 đồng. Trong khi đó, ngay sau khi có thông tin NHNN điều chỉnh tỷ giá, giá vàng miếng đã tăng mạnh, cao nhất đạt 33,3 triệu đồng/lượng, tăng 240.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. TRÀ PHƯƠNG |