Bộ Y tế trong bản tin 6h sáng nay 23.3 cho biết không có ca mắc COVID-19 mới, đánh dấu ngày thứ 5 liên tiếp Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc trong cộng đồng.

Việt Nam ngày thứ 5 không ghi nhận ca nhiễm cộng đồng, lên kế hoạch triển khai 3 loại vắc xin tự sản xuất

P.V | 23/03/2021, 06:21

Bộ Y tế trong bản tin 6h sáng nay 23.3 cho biết không có ca mắc COVID-19 mới, đánh dấu ngày thứ 5 liên tiếp Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc trong cộng đồng.

phott.jpg
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chúng ta phải bằng các giải pháp để có vắc xin của Việt Nam, để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, chuẩn bị để ứng phó đối với những dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai. Ảnh: VGP

Cả nước hiện vẫn có 2.572 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1.601 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước.

Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27.1 đến nay: 908 ca, trong đó, riêng Hải Dương có 724 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP.HCM (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).

Đến hôm nay, 10 tỉnh, thành phố đã qua 38 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP.HCM.

Hà Nội, đã tròn qua 35 ngày không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng, đã qua 28 ngày thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Tính riêng tại địa bàn Hải Dương, một trong hai địa phương đầu tiên có dịch trong đợt này và là địa phương dịch kéo dài nhất, phức tạp nhất, 5 ngày nay không ghi nhận ca mắc mới.

Trong 12 giờ qua, số ca mắc COVID-19 của thế giới tăng 315.795 ca, tử vong tăng 3,794 ca. Đến nay, cả thế giới có 123.838.954 ca mắc COVID-19 trong đó 99.731.646 ca đã khỏi bệnh; 2.727.153 ca tử vong và 21.380.155 ca đang điều trị (90.222 ca diễn biến nặng).

Về công tác điều trị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 2.235 bệnh nhân COVID-19/ 2.575 bệnh nhân. 

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước có 118 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 36 ca âm tính lần 1; Số ca âm tính lần 2: 17 ca; số ca âm tính lần 3 là 35 ca.

Theo Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia cho hay, tính đến 16 giờ ngày 22.3.2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 36.082 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Chi tiết 36.082 người được tiêm tại 16 tỉnh/TP trong các ngày từ 08-22.3.2021 như sau:

- Tỉnh Hải Dương: 17.248 người

- TP. Hà Nội: 6.545 người

 TP. Hải Phòng: 376 người

- Tỉnh Hưng Yên: 2.665 người

- Tỉnh Bắc Ninh: 2.533 người

- Tỉnh Bắc Giang: 2.904 người

- Tỉnh Hòa Bình: 887 người

- Hà Giang: 176 người

- Điện Biên: 244 người

- TP. Đà Nẵng: 117 người

- Tỉnh Khánh Hòa: 105 người

- Tỉnh Gia Lai: 380 người

- TP. Hồ Chí Minh: 926 người

- Bà Rịa Vũng Tàu: 87 người

- Bình Dương: 645 người

- Tỉnh Long An: 244 người

Kế hoạch triển khai vắc xin COVID-19 do Việt Nam nghiên cứu, phát triển

Cụ thể, đối với vắc xin NanoCovax, sau khi kết thúc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 100% người được tiêm đều an toàn, sinh kháng thể với nồng độ cao, có tác dụng bảo vệ tốt và được thử nghiệm hiệu quả trên các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 như chủng phát hiện ở Anh.

Theo kế hoạch, cuối tháng 4.2021, sẽ có đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của vắc xin NanoCovax, và đang có triển vọng rất lạc quan. Và dự kiến đầu tháng 5.2021, vắc xin NanoCovax sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Căn cứ vào kết quả thử nghiệm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đến thời điểm hiện tại, tất cả các chuyên gia, đại diện Bộ Y tế đều rất lạc quan cho rằng nếu thuận lợi, thậm chí cuối quý 3/2021 sẽ hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vắc xin NanoCovax, rút ngắn tiếp 3 tháng so với kế hoạch dự kiến trước đó. Trước đó, thời gian thử nghiệm giai đoạn 2 của vắc xin NanoCovax cũng đã rút ngắn thời gian từ 6 tháng xuống 3 tháng.

Đối với vắc xin COVIVAC mặc dù mới thử nghiệm giai đoạn 1 nhưng qua các nghiên cứu tiền lâm sàng, đại diện Bộ Y tế và các chuyên gia đánh giá có chất lượng rất tốt. Đặc biệt, giá thành dự kiến của vắc xin này rất rẻ (sơ bộ đánh giá bằng ½ giá vắc xin hiện có trên thị trường). Rút kinh nghiệm từ vắc xin NanoCovax, tiến trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2 của vắc xin COVIVAC sẽ nhanh hơn.

Về vắc xin của VABIOTECH dựa trên công nghệ tái tổ hợp trên virus véc tơ theo hướng nghiên cứu khác nên có bước chậm hơn nhưng đến nay các kết quả trong phòng thí nghiệm đều rất lạc quan, và dự kiến sẽ triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vào đầu tháng 4.2021. Ưu điểm của vắc xin này là khi phát triển thành công thì có thể điều chỉnh rất nhanh khi có biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam ngày thứ 5 không ghi nhận ca nhiễm cộng đồng, lên kế hoạch triển khai 3 loại vắc xin tự sản xuất