Việc hợp tác thương mại, đầu tư với khối EFTA mà cụ thể là một hiệp định thương mại tự do là nhằm thực thi đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế rộng mở của Việt Nam.

Việt Nam muốn thúc đẩy ký kết FTA với khối EFTA ngay trong năm 2018

VGP | 25/01/2018, 10:54

Việc hợp tác thương mại, đầu tư với khối EFTA mà cụ thể là một hiệp định thương mại tự do là nhằm thực thi đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế rộng mở của Việt Nam.

Tại cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị WEF Davos 2018 đang diễn ra tại Thụy Sĩ,Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Ủy viên Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ Johannin Ammann cho biết hai bên đều muốn thúc đẩy ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và khối EFTA ngay trong nửa đầu năm nay.

Cụ thể, nhằm đưa hợp tác kinh tế phát triển thực chất, hiệu quả, hai bên đều bày tỏ mong muốn đẩy nhanh việc thống nhất các quan điểm để đi tới ký kết FTA giữa Việt Nam với khối EFTA (gồm 4 nướcThụy Sĩ, Liechtenstein, Na Uy và Iceland) trong 6 tháng đầu năm 2018.

“Là một nước quan trọng, có vai trò dẫn dắt trong khối EFTA, chúng tôi mong muốn Thụy Sĩ góp tiếng nói chung để hai bên sớm đi tới hoàn tất các vòng đàm phán”, Phó thủ tướng nói với ông Johannin Ammann.

Hiện Việt Nam là thành viên của hơn 10 FTA có tính chất toàn cầu và khu vực. Trong năm 2018, Việt Nam và các bên sẽ kết thúc đàm phán Hiệp định Tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Việc hợp tác thương mại, đầu tư với khối EFTA đều là để thực thi đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế rộng mở của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã tiếp xúc với tân Chủ tịch điều hành WEF Borge Brende - cựu Ngoại trưởng Na Uy (một nền kinh tế thành viên của EFTA).

Cho rằng FTAgiữa EFTA vàViệt Nam là cơ hội cho sự phát triển mới của các bên liên quan, ông Borge Brende đồng thờibày tỏ ủng hộ đối với các xu hướng hợp tác, liên kết kinh tế duy trì hệ thống thương mại tự do toàn cầu, trong đó có việc đàm phán và đi tới ký kết hiệp định này.

EFTA đã ký biên bản ghi nhớ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Từ năm 2009,lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và khối EFTA đã nhất trí sẽ nâng tầm hợp tác kinh tế hai bên thông qua thảo luận một FTA giữa Việt Nam và khối EFTA.

Hai bên đãnghiên cứu về tình hình thương mại đầu tư, hệ thống pháp luật của các nước tham gia, đánh giá về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc khối EFTA, xem xét quan điểm về đàm phán FTA của mỗi bên, từ đó đánh giá cơ hội và thách thức của mỗi bên trong trường hợp hai bên đàm phán ký kết FTA và đi đến thống nhất nội dung trongBáo cáo tổng hợp.

Tiếp đó,quaquá trình làm việc, nghiên cứu và thảo luận cùng với khối EFTA và các đơn vị và tổ chức trong nước có liên quan, Bộ Công Thương đã thay mặt Chính phủ Việt Nam cùng vớiEFTAtuyên bố chính thức khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối này.

Đáng lưu ý là vào ngày 3.7.2012, khối EFTA đã cùng Việt Nam ký Biên bản ghi nhớ về việc các nước này công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Gặp nhautại Davos tháng 12.2016bên lề Hội nghị WEF,Tổng thống Thụy Sĩ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũngđã khẳng định mục tiêu sớm kết thúc đàm phán Hiệp định này.

Đến nay, hai bên đã có 15 phiên đàm phán, gần nhất là phiêntại Hà Nộicuối tháng 9.2017. Bộ Công Thương cho biết phiên đàm phán thứ 16 sẽ diễn ra vào tháng 5.2018 tại Na Uy.

Theo VGP
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam muốn thúc đẩy ký kết FTA với khối EFTA ngay trong năm 2018