Liên quan đến những diễn biến gần đây trên đảo Thị Tứ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, các bên cần tuân thủ luật pháp quốc tế, không có hành vi chiếm đóng những cấu trúc chưa có người ở tại Biển Đông.

Việt Nam lên tiếng về diễn biến trên đảo Thị Tứ

thanhnien | 14/03/2019, 21:48

Liên quan đến những diễn biến gần đây trên đảo Thị Tứ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, các bên cần tuân thủ luật pháp quốc tế, không có hành vi chiếm đóng những cấu trúc chưa có người ở tại Biển Đông.

Chiều 14.3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước các diễn biến gần đây ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam,người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng một lần nữa khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.

"Việt Nam cho rằng, trong khi cùng tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp tại Biển Đông và để tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), các bên liên quan cần tuyệt đối tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), đặc biệt là quy định về việc kiềm chế, không có hành vi gây phức tạp và gia tăng tranh chấp, kể cả không cóhành vi chiếm đóng những câu trúc chưa có người ở tại Biển Đông“, bà Hằng nhấnmạnh, và kêu gọi các bên hành xử có trách nhiệm, có đóng góp thiết thực, tích cực cho hòa bình, ổn định tại khu vực.

Một người lính Philippines trên đảo Thị Tứ, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Philippines kiểm soát

Tiếp tục xác minh việc tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm

Cũng liên quan đến tình hình Biển Đông, phóng viên đã đặt câu hỏi về những thông tin khác nhau liên quan đến việctàu cá QNg 90819 TS của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm.

Cụ thể, trong khi thông tin của Uỷ ban Quốc gia về tìm kiếm, cứu nạn cho biết tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm, thì Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra thông tin hoàn toàn trái ngược, cho rằng tàu Trung Quốc đã cứu hộ 1 tàu cá Việt Nam bị chìm không rõ lý do trên quần đảo Hoàng Sa.

"Vậy việc điều tra đã tiến hành đến đâu và nếu làm rõ được việc tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm thì phía Việt Nam có yêu cầu đền bù không?", phóng viên đặt câu hỏi.

Trả lời câu hỏi này, bà Lê Thị Thu Hằng trước hết khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa theo luật pháp quốc tế. Bà Hằng cũng khẳng định tàu QNg 90819 TS đã gặp nạn và được tàu Việt Nam cứu hộ an toàn, chứ không phải tàu Trung Quốc.

"Các ngư dân tiếp tục hải trình và cho đến nay đã về đến đất liền. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục xác minh làm rõ vụ việc và triển khai các biện pháp để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam", bà Hằng nói.

Trước đó,Thanh Niêncũng đã đưa tin về việc tàu cá QNg 90819 TS, với 5 ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc biển số 44101 đâm chìm vào ngày 6.3 khi đang hành nghề hợp pháp trên ngư trường truyền thống vùng biển quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 7.3, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi), cho biết: Theo thông tin từ tàu cá QNg 90620 TS của ngư dân Nguyễn Hòa (ở thôn Phú Quý, xã Bình Châu) báo về bằng máy bộ đàm, sau khi được cứu vớt, sức khỏe của 5 ngư dân đi trên tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm đã ổn định và tiếp tục theo tàu cá QNg 90620 TS bám biển Hoàng Sa mưu sinh.

Cũng theo ông Hùng, tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm do ngư dân Nguyễn Minh Hùng (44 tuổi, ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) làm chủ. Tàu có công suất 575 CV, được đóng vào năm 2016 với tổng trị giá hàng tỉ đồng. Sau khi tàu xuất bến ra Hoàng Sa hành nghề lặn được 4 ngày thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm khiến gia đình ngư dân Hùng lâm cảnh trắng tay, nợ nần.

Theo Vũ Hân/Thanh Niên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam lên tiếng về diễn biến trên đảo Thị Tứ