Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2016 ước đạt trên 126.000 lao động, vượt 26% so với kế hoạch đề ra và là con số cao nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực này.

Việt Nam lập kỉ lục mới với 126.000 lao động xuất khẩu

Trí Lâm | 13/01/2017, 14:11

Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2016 ước đạt trên 126.000 lao động, vượt 26% so với kế hoạch đề ra và là con số cao nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực này.

Thông tin trên được nêu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng năm 2017 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội diễn ra sáng 13.1.2017.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, kết quả điều tra tình hình lao động, tiền lương năm 2016 tại 200 doanh nghiệp cho thấy, thu nhập bình quân/tháng của người lao động trong các doanh nghiệp đạt 6,03 triệu đồng, tăng 5,4% so với năm 2015.

Trong đó doanh nghiệp nhà nước đạt 7,75 triệu đồng, tăng 2,78% so với năm 2015; doanh nghiệp FDI đạt 5,7 triệu đồng, tăng 6,74% so với năm 2015; doanh nghiệp dân doanh đạt 6,04 triệu đồng tăng 7,86% so với năm 2015...

Năm qua, ngành cũng tạo việc làm cho khoảng 1.641người, đạt 102,5% kế hoạch; trong đó, tạo việc làm trong nước cho 1.515 người, đạt 101% kế hoạch. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị là 3,18%, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao.

Về lĩnh vực giảm nghèo, Bộ đã đưa tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm khoảng 1,3 - 1,5% so với cuối năm 2015 (còn khoảng 8,58 - 8,38%); tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo giảm khoảng 4% (còn khoảng 46,4%), đạt chỉ tiêu Quốc hội giao.

Thành tích xuất khẩu lao động cũng được Bộ nhắc đến. Theo đó, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2016 ước đạt trên 126.000 lao động, vượt 26% so với kế hoạch đề ra và là con số cao nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực này.

Đặc biệt, cơ hội cho người lao động đi làm việc tại Nhật Bản được mở rộng, sau khi Nhật Bản thông qua dự luật cho phép bỏ thời hạn 3 năm đối với việc thuê lao động tạm thời. Riêng tại thị trườngNhật Bản, với hơn 30.000 lao động đưa đi trong năm 2016, Việt Nam là nước dẫn đầu trong 15 nước có lao động đang làm việc tại thị trường này.

Về quyền lợi của người lao động, tính đến hết31.12.2016, cả nước có 13,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, chiếm khoảng 24,1% lực lượng lao động. Năm qua Bộ cũng đã giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho 8,67 triệu người.Ngoài ra năm 2016, cả nước có gần 11 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, 574 nghìnngười nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Một dấu ấn đáng ghi nhân năm qua của ngành là Luật Trẻ em đã được Quốc hội nhất trí thông qua với những điểm mới như: quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ trong việc bảo đảm điều kiện để tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng trẻ em thực hiện nhiệm vụ của mình; trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân về việc tiếp xúc với trẻ em hoặc đại diện trẻ em cũng như trách nhiệm phối hợp của các Bộ, ngành, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em...

Theo Bộ LĐ-TB-XH, việc thông qua Luật Trẻ em thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc tiếp cận, thúc đẩy và thực hiện quyền trẻ em theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em và những khuyến nghị quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

Năm 2017, ngành phấn đấu đưa tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55 - 57% (trong đó có bằng cấp, chứng chỉ là 22,5%); giảm tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 từ 1,0 - 1,5%, trong đó các huyện nghèo giảm 4%; giải quyết việc làm cho 1,6 triệu người lao động; tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong lực lượng lao động đạt 25 - 27%.

Phát biểu tại buổi tổng kết, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ghi nhận những thành tích ngành đạt được trong năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn một số tồn tại, khó khăn, thách thức như: Chất lượng dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác dạy nghề ở nông thôn chưa thực sự có hiệu quả; đời sống của người lao động, nhất là hộ nghèo, đối tượng xã hội còn nhiều khó khăn; tệ nạn ma túy, mại dâm ở nhiều nơi vẫn diễn biến phức tạp...

Bộ trưởng cũng đề nghị ngành nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá các kết quả đạt được trong năm 2016, phân tích những tồn tại hạn chế, làm rõ những nguyên nhân và bàn các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để triển khai nhiệm vụ năm 2017 một cách có hiệu quả và đồng bộ. Nhất là trong lĩnh vực người có công với cách mạng; vấn để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện chính sách về lao động, việc làm…

Hoài Phong
Bài liên quan
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp thấp, ĐBQH đề nghị tăng từ 60% lên 75%
Một số đại biểu quốc hội đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, để phù hợp với thực tiễn cuộc sống hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam lập kỉ lục mới với 126.000 lao động xuất khẩu