Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 9 tháng năm 2018 đạt 330,9 triệu USD, trong đó lĩnh vực tài chính, ngân hàng đạt 105,8 triệu USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 63,8 triệu USD.

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng

28/09/2018, 11:29

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 9 tháng năm 2018 đạt 330,9 triệu USD, trong đó lĩnh vực tài chính, ngân hàng đạt 105,8 triệu USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 63,8 triệu USD.

Việt Nam đầu tư hơn 330 triệu USD ra nước ngoài - Ảnh minh họa

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT), trong 9 tháng đầu năm 2018, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 1,2 triệu tỉ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20.9.2018 thu hút 2.182 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,1 triệu USD, tăng 18,3% về số dự án và giảm 3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

Bên cạnh đó, có 841 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 5,5 triệu USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 9 tháng đạt 19,6 triệu USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng năm nay ước tính đạt 13,25 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 9 tháng còn có 5.275 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 5,7 tỉ USD, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó có 788 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 1,84 tỉ USD và 5.087 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,86 tỉ USD.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 9 tháng có 99 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 286 triệu USD; 23 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 44,9 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 9 tháng năm 2018 đạt 330,9 triệu USD, trong đó lĩnh vực tài chính, ngân hàng đạt 105,8 triệu USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 63,8 triệu USD, chiếm 19,3%; lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 45,9 triệu USD, chiếm 13,9%.

Trong 9 tháng có 30 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Lào với 95,2 triệu USD chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư; Ý 46,8 triệu USD chiếm 14,1%; Slovakia 35,9 triệu USD chiếm 10,9%.

Bên cạnh đó, cũng theo báo cáo, tổng thu Ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.9.2018 ước tính đạt 898,3 nghìn tỉ đồng, trong đó thu nội địa 710,1 nghìn tỉ đồng, bằng 64,6%; thu từ dầu thô 43,5 nghìn tỉ đồng; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 140,9 nghìn tỉ đồng, bằng 78,7%.

Tổng chi Ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.9.2018 ước tính đạt 936,6 nghìn tỉ đồng, bằng 61,5% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 651 nghìn tỉ đồng, bằng 69,2%; chi đầu tư phát triển 192,8 nghìn tỉ đồng, bằng 48,2%; chi trả nợ lãi 79,3 nghìn tỉ đồng, bằng 70,5%.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng