Mới đây, Bộ VHTT-DL đã công bố thêm 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được xếp theo 5 loại hình: Nghề thủ công truyền thống, Lễ hội truyền thống, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Tri thức dân gian.

Việt Nam có thêm 23 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

02/10/2020, 09:21

Mới đây, Bộ VHTT-DL đã công bố thêm 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được xếp theo 5 loại hình: Nghề thủ công truyền thống, Lễ hội truyền thống, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Tri thức dân gian.

Vẻ đẹp cánh đồng muối ở Bạc Liêu

Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

23 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này bao gồm:

1. Nghề làm muối ở Bạc Liêu (xã Vĩnh Hậu, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình; xã Long Điền Đông, xã Điền Hải, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu)

2. Lễ hội Tranh đầu pháo (Thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng)

3. Hát ru của người Việt ở Cần Thơ (thành phố Cần Thơ)

4. Nau M Pring (Dân ca) của người M Nông (huyện Tuy Đức, huyện K rông Nô, huyện Đắk Mil, huyện Đắk Rlấp, huyện Đắk Song, huyện Đắk G long, huyện Cư Jut, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông)

5. Lễ Pang Phoóng (Tạ ơn) của người Kháng (xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên)

6. Lễ Nhảy lửa của người Dao Đỏ (xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang)

7. Lễ hội Đền Quát (xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương)

8. Lễ hội Đền, Đình Sượt (phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương)

9. Lễ hội Bơi trải Đền, Chùa Ngọ Dương (xã An Hòa, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng)

10. Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Pa Dí (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai)

11. Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Dao Đỏ (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai)

12. Nghi lễ Naox Lungx (Cúng rừng) của người Mông (huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai)

13. Nghi lễ Mo thổ công bản (Cúng thổ công bản) của người Tày (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai)

14. Lễ Cúng rừng của người Giáy (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai)

15. Nghi lễ Then Khoăn (Cầu thọ) người Tày (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai)

16. Nghề làm nón lá Sai Nga (thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ)

17. Lễ Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt (huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ)

18. Lễ hội Bà Thu Bồn (xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên; xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam)

19. Lễ hội Bà Phường Chào (xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)

20. Lễ hội Đua thuyền Tứ Linh (xã An Hải, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

21. Nghề làm bánh Pía (xã Phú Tâm, xã Thuận Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng)

22. Nghi lễ Mạng Ma (Cầu sức khỏe) của người Xinh Mun Dạ

23. Nghi lễ Kin Pang Then của người Thái Trắng

Dạ Thảo - Ảnh: VGP

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam có thêm 23 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia