Hệ thống cho hải quân C-Dome của Israel được đánh giá là hệ thống phòng thủ tầm cực gần có khả năng bảo vệ tốt cho tàu chiến khỏi các mối đe dọa như đạn pháo hay tên lửa. Đây có phải là giải pháp cho Việt Nam trên các tàu tên lửa nhỏ?

Việt Nam có nên mua hệ thống phòng thủ tầm cực gần của Israel cho tàu chiến?

Một Thế Giới | 02/11/2014, 09:05

Hệ thống cho hải quân C-Dome của Israel được đánh giá là hệ thống phòng thủ tầm cực gần có khả năng bảo vệ tốt cho tàu chiến khỏi các mối đe dọa như đạn pháo hay tên lửa. Đây có phải là giải pháp cho Việt Nam trên các tàu tên lửa nhỏ?

Tại triển lãm Euronaval, Israel đã ra mắt C-DOME, hệ thống phòng thủ tầm cực gần có khả năng bảo vệ tốt cho tàu chiến khỏi các mối đe dọa.

Theo trang mạng Defense-Update, công ty Rafael (Israel) dự kiến sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của tổ hợp phòng thủ tầm gần tuyệt vời Iron Dome sang cả các tàu hải quân, để bảo vệ tàu khỏi các mối đe dọa như đạn pháo hay tên lửa.
Hệ thống cho hải quân này được gọi là C-Dome, là vũ khí phòng thủ điểm được thiết kế để chống lại các cuộc tấn công dồn dập, quy mô lớn ở cả vùng biển xa lẫn ven bờ. Đặc trưng của các cuộc tấn công là rất nhiều đạn khác nhau được bắn đến tàu trong thời gian ngắn, đòi hỏi thời gian phản ứng nhanh.
Để giải quyết những mối đe dọa này, tổ hợp phòng thủ tầm cực gần C-Dome được trang bị hệ thống phóng với 10 đạn đánh chặn phóng thẳng đứng Tamir đặt trong một module trên tàu. Đạn Tamir đã chứng tỏ được sự thành công của mình khi đánh chặn thành công hơn một ngàn lần các loại đạn pháo, rocket khác nhau.
Kích thước nhỏ cho phép tổ hợp có thể được triển khai trên các tàu tuần tra xa bờ, tàu hộ vệ hoặc giàn khoan trên biển. Tổ hợp có thể sử dụng radar giám sát của tàu, chứ không cần radar điều khiển hỏa lực chuyên dụng. Các lệnh điều khiển và kiểm soát hệ thống có thể tích hợp vào hệ thống quản lý chiến đấu của tàu, cho phép hoạt động liên tục với hiệu quả cao.
phong thu tam cuc gan hinh anh 1

Khác với Iron Dome, C-Dome sử dụng các đạn Tamir được phóng thẳng đứng, cho phép đánh chặn không hạn chế trong phạm vi 360 độ. Các tên lửa được trang bị đầu đạn tiên tiến, với ngòi nổ được tối ưu hóa để đảm bảo khả năng diệt mục tiêu với xác suất tương đối cao.
Hiện nay, các tàu chiến tên lửa cỡ nhỏ của Việt Nam như Project 1241RE hay Project 12418 Molniya có hỏa lực phòng không ở mức trung bình - tên lửa vác vai đối không (đặt trên các giá phóng), khó có khả năng đánh trả cuộc tấn công đường không dồn dập, cũng như hạn chế về tốc độ phản ứng.
Vì vậy, sự xuất hiện của hệ thống phòng thủ tầm cực gần C-Dome có thể đem lại cho Việt Nam giải pháp nâng cao khả năng phòng không trên các tàu tên lửa nhỏ.

Theo Kiến Thức


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam có nên mua hệ thống phòng thủ tầm cực gần của Israel cho tàu chiến?