"Dưới tác động của FTA Việt Nam-EU, dự kiến sắp tới Việt Nam sẽ thu hút lượng một khối lượng lớn dòng vốn FDI chất lượng cao từ EU", bà Cao Thanh Diệp, Phó trưởng phòng ASEAN - Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công thương) nhận định tại hội thảo "Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam-EU tới doanh nghiệp Việt Nam" ngày 28.6.
Góp mặt tại hội thảo,trình bày về cơ hội và thách thức đối với cácdoanh nghiệp Việt Nam - EU trong hiệp định thương mại tự do giữa hai bên, bà Jana Herceg - Phó đại diện Thương mại và Kinh tế Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết: "Trong 10 năm gần đây, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU luôn tăng mạnh. Điều đáng mừng là Việt Nam xuất sang EU nhiều hơn là nhập. Những sản phẩm mà Việt Nam xuất và nhập từ EU đều có tính hỗ trợ cho nhau".
Theo đó, bà Jana tin rằngviệc đưa sản phẩm từ Việt Nam sang EU sẽ dễ dàng và thuận lợi khi Việt Namđáp ứng đầy đủ các tiêu chí về sản phẩm.
Một hiệp địnhđầy tham vọng!
Chia sẻ về Hiệp định thương mại tự doViệt Nam - EU (EVFTA), bà Jana khẳng địnhđây sẽ là hiệp định tự do đầy tham vọng, có tính chất như một hiệp định thế hệ mới với tính thực tế cao.
Bà Jana cho biết, EVFTA thực chất là cầu nối phát triển thương mại giữa hai bên thông qua việc xóa bỏ thuế quan với tham vọng giảm 99% các loại thuế cho các sản phẩm; giải quyết các rào cản kỹ thuật trong thương mại; tạo ra một sân chơi bình đẳng để minh bạch hóa môi trường pháp lý thân thiện với doanh nghiệp; mở cửa các lĩnh vực dịch vụ tiến xa hơn trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ; thiết lập một cơ chế hiệu quả để giải quyết các tranh chấp; bảo vệ các tiêu chuẩn xã hội và môi trường, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền.
"Dựa trên những lợi ích đầy tham vọng này, hai bên phải đảm bảo chặt chẽ những yêu cầu về quy tắc xuất xứ (chẳng hạn như ngành dệt may: nguyên phụ liệu của mặt hàng này phải đảm bảo nguồn gốc tại Việt Nam hoặc của các nước có hiệp định thương mại với EU), về bảo hộ đầu tư, hệ thống giải quyết tranh chấp đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý...", đại diện Thương mại và Kinh tế Phái đoàn EU cho biết.
Dự kiến nâng xuất khẩu của Việt Namlên 220 tỉ USD năm 2025
Đánh giá về tác động của hiệp định này tới nền kinh tế Việt Nam, bà Cao Thanh Diệp - Phó trưởng phòng ASEAN - Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công thương) nói EVFTAsẽ tăng lượng hàng xuất khẩu Việt Nam lên 1,5% tại thị trường EU, giúp xuất khẩu bình quân tăng 4-6% trong 10 năm, cụ thể dự kiến tăng lên 85 tỉ USD năm 2020 và 220 tỉ USD năm 2025.
Đối với các mặt hàng xuất khẩu, bà Diệp chỉ ra nhiều mặt hàng sẽ đạt lợi ích lớn như: nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, sản phẩm gỗ... Mặt khác, Việt Nam sẽ thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài với nguồn vốn chất lượng cao từ EU và từ các nước khác khi môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; cơ hội tiếp cận nguồn vốn công nghệ hiện đại, học hỏi kỹ năng quản lý, nâng cao tay nghề, tạo việc làm...
Vẫn theo bà Diệp,cam kết toàn diện trong EVFTA sẽ tạo động lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế liên quan, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp 2 bên. Đặc biệt, hiệp định này sẽ là nền tảng để EU sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường một cách đầy đủ.
Tuy nhiên, thách thức mà EVFTA đặt ra cũng được bà Diệp đánh giá là không hề nhỏ. Bà cho rằngdo đây là hiệp định thương mại đầy tham vọng nên việc đáp ứng các yêu cầu cao từ EU là thách thức lớn nhất của Việt Nam, trong đó bao gồm những yêu cầu về quy tắc xuất xứ, bảo hộ đầu tư,hệ thống giải quyết tranh chấp đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ... Tiếp đến là yêu cầu điều chỉnh hệ thống pháp luật và những thể chế liên quan.
"Hai thách thức này đềucó 2 mặt, nếu làm tốt thì nền kinh tế giữa 2 khu vực đều đi lên, nếu làm không tốt, cả hai sẽ đều chịu thiệt", bà Diệp nói.
Sẽ dễ dàng thực hiện hơn dưới tác động củaBrexit
Đến năm 2018, FTA Việt Nam - EU sẽ có hiệu lực với 99% các loại thuếđược giảm, với EU là sau 7 nămcòn đối với Việt Nam là sau 10 năm. Tuy nhiên, một sự thay đổi lớn trong khu vực EU vừa diễn ra đó là việc Anh rời EU sau 43 năm gắn bó. Điềunày được cho là sẽ tác động tới mọi chỉ số kinh tế giữa Việt Nam và EU.
Theo bà Phùng Thị Lan Phương, Trưởng phòng FTA,Trung tâm WTO Ban pháp chế (VCCI), đây là một sự kiện ảnh hưởng tới kinh tế thế giới chứ không riêng tại Việt Nam.
Chỉ ra tác động của Brexit tới Việt Nam, bà Phương cho rằng sự kiệnnày sẽ không ảnh hưởngmạnh mẽ tới Việt Nam khi quan hệ thương mại của Anh với Việt Nam là không lớn, tỷ trọng xuất nhập khẩu chỉ chiếm 3-4% trong tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
"Hơn nữa, khi ký hiệp đinh thương mại là 28 thành viên, giờ còn 27 thành viên thìđiều này sẽ giúp hiệp định được thực hiện dễ dàng hơn và chắc chắn là Anh sẽ không ký kết đàm phán lại hiệp định từ đầu", bà Phương nói.
Còn theo bà Jana, việc Anh rời EU sẽ làm thay đổi chỉ số, thông số kinh tế giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới. Tuy nhiên, con số cụ thể vẫn phải cần thời gian để biết rõ hơn.
Tuyết Nhung