Một số diễn viên và người nổi tiếng nói rằng sự phổ biến của những video deepfake do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra có thể mang lại lợi ích cho sự nghiệp của họ.

Video deepfake đem lại lợi ích thay vì gây hại cho một số diễn viên

Sơn Vân | 21/07/2023, 21:25

Một số diễn viên và người nổi tiếng nói rằng sự phổ biến của những video deepfake do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra có thể mang lại lợi ích cho sự nghiệp của họ.

Jamie Yeo (diễn viên, người mẫu và cựu DJ đài phát thanh người Singapore) là một trong số những người nổi tiếng đón nhận sự phát triển của AI trong ngành.

Jamie Yeo nói với BBC News rằng đã ký một thỏa thuận với một công ty công nghệ tài chính, cho phép họ sử dụng hình ảnh được điều khiển bằng kỹ thuật số của cô cho mục đích tiếp thị. Dù hiểu những lo ngại xung quanh AI, Jamie Yeo nghĩ rằng công nghệ này sẽ tồn tại trong thời gian dài.

Cô nói: "Vì vậy, ngay cả khi bạn không thích AI vì sợ hãi, sẽ có những người khác sẽ chấp nhận nó".

Có lẽ không ngạc nhiên khi những video deepfake của người nổi tiếng ngày càng trở nên phổ biến. Một tài khoản TikTok đăng tải các video deepfake của Robert Pattinson (nam diễn viên phim Chạng vạng) đã thu hút hơn 1 triệu người theo dõi, trang Insider đưa tin.

Trong khi đó, generative AI đang bùng nổ là mối lo ngại chính thúc đẩy cuộc đình công của các diễn viên, vốn đã gây chấn động Hollywood trong những tuần gần đây.

Generative AI là một loại trí tuệ nhân tạo được lập trình để tự động tạo ra nội dung mới, như văn bản, hình ảnh, âm thanh và video. Nó khác với các hệ thống AI khác như máy học sâu (deep learning) hoặc học máy (machine learning) trong việc dự đoán kết quả từ dữ liệu đã có sẵn. Thay vì dựa trên dữ liệu huấn luyện, generative AI có khả năng tự tạo ra dữ liệu mới và phong phú hơn.

video-deepfake-pho-bien-mang-lai-loi-ich-cho-mot-so-dien-vien-va-nguoi-noi-tieng.jpg
Generative bùng nổ là một trong những mối lo ngại chính thúc đẩy các cuộc đình công của các diễn viên và nhà biên kịch - Ảnh: Internet

Liên minh các Nhà sản xuất Điện ảnh và Truyền hình (AMPTP) cho biết các hãng phim và tập đoàn truyền hình lớn đã đề xuất tăng bồi thường hơn 1 tỉ USD cho các diễn viên Hollywood và tăng thêm quyền lợi cho họ, trước khi Hiệp hội Diễn viên Màn ảnh - Liên đoàn Nghệ sỹ Truyền hình cùng Phát thanh Mỹ (SAG-AFTRA) kêu gọi đình công hôm 13.7.

Là tổ chức đàm phán thay mặt cho Netflix, Walt Disney Co, Warner Bros Discovery và các công ty khác, AMPTP cho rằng SAG-AFTRA "mô tả sai các cuộc đàm phán".

SAG-AFTRA đã kêu gọi một cuộc đình công sau khi các nhà đàm phán của công đoàn không thể đạt được thỏa thuận với các hãng phim về hợp đồng ba năm mới với quyền lợi cao hơn và hạn chế việc sử dụng hình ảnh của họ bằng AI.

Hôm 17.7, SAG-AFTRA, đại diện cho hơn 160.000 diễn viên, đã đưa ra một danh sách chi tiết các đề xuất của mình và những phản hồi từ các hãng phim. SAG-AFTRA cho biết yêu cầu tăng lương chung 11% trong năm đầu tiên của hợp đồng để bù đắp cho lạm phát, nhưng các hãng phim đã phản đối.

Ngày 13.7, các diễn viên tại Hollywood thông báo sẽ cùng các nhà biên kịch tham gia vào đợt đình công quy mô lớn nhất trong 63 năm qua, sau khi các cuộc đàm phán với giới chủ thất bại.

Cuộc đình công đang đe dọa làm đình trệ gần như tất cả hoạt động sản xuất phim ảnh và chương trình truyền hình của Hollywood. Các diễn viên cũng đang phải chịu áp lực của lạm phát, trong khi mối lo ngại về AI với các ngành nghề sáng tạo khiến họ kỳ vọng các hãng phim sẽ có chính sách kiểm soát để hạn chế việc sử dụng công nghệ này trong chương trình truyền hình và phim ảnh trong tương lai.

Tuy nhiên, SAG-AFTRA cho biết giám đốc điều hành các hãng phim đã "không thừa nhận sự thay đổi lớn đang diễn ra trong lĩnh vực phim ảnh, cũng như tác động kinh tế nghiêm trọng với nhân lực ngành này".

Giới quan sát nhận định việc diễn viên và biên kịch tại Hollywood đình công sẽ khiến nhiều series phim ăn khách được sản xuất trong năm nay có nguy cơ bị gián đoạn trong thời gian dài. Trong trường hợp các cuộc đình công vẫn tiếp diễn, khả năng cao quá trình sản xuất những bộ phim lớn cũng có thể bị hoãn lại.

Duncan Crabtree-Ireland, trưởng đoàn đàm phán của SAG-AFTRA, cho biết: “Các diễn viên hiện phải đối mặt mối đe dọa hiện hữu với sinh kế do sự phát triển của công nghệ generative AI”.

Trong cuộc họp báo ngày 14.7, các diễn viên Hollywood xác nhận sẽ đình công vì yêu cầu vô lí từ các hãng phim. Theo Duncan Crabtree-Ireland, các hãng phim Hollywood đã đưa ra đề xuất muốn "bản sao AI của các diễn viên", trang The Verge đưa tin.

Trong tuyên bố về cuộc đình công, AMPTP cho biết đưa ra “đề xuất AI đột phá nhằm bảo vệ các diễn viên”.

Khi được hỏi về đề xuất trong cuộc họp báo, Duncan Crabtree-Ireland nói rằng: “Đề xuất AI đột phá mà họ đã đưa cho chúng tôi hôm qua là muốn quét những diễn viên của chúng tôi, trả thù lao một lần và sau đó công ty của họ sở hữu bản quét đó. Bản quét bao gồm hình ảnh, chân dung của diễn viên và hãng có thể sử dụng nó mãi mãi cho bất kì dự án nào họ muốn mà không cần sự đồng ý và không phải bồi thường”.

Việc sử dụng generative AI là một trong những điểm mấu chốt chính trong các cuộc đàm phán giữa hai bên. Trong tuyên bố mở đầu cuộc họp báo, Fran Drescher (Chủ tịch SAG-AFTRA) nói rằng: “Nếu chúng ta không đứng lên ngay bây giờ, tất cả sẽ gặp rắc rối. Tất cả chúng ta sẽ có nguy cơ bị máy móc thay thế”.

Vài ngôi sao hạng A đã lên tiếng ủng hộ cuộc đình công của các diễn viên Hollywood nhằm mong muốn đồng nghiệp có thỏa thuận việc làm xứng đáng hơn.

Nữ diễn viên Emily Blunt nói: "Rõ ràng chúng tôi sát cánh với tất cả các diễn viên và tại bất kì thời điểm nào cần thiết. Chúng tôi sẽ trở về nhà và sát cánh cùng nhau. Tôi muốn mọi người có được một thỏa thuận công bằng".

Nam tài tử George Clooney tuyên bố: "Đây là một bước ngoặt lớn trong ngành điện ảnh của chúng tôi. Phần lớn các diễn viên và biên kịch đã mất khả năng kiếm sống. Để ngành công nghiệp của chúng tôi tồn tại, điều này cần phải thay đổi. Với các diễn viên, hành trình đó bắt đầu ngay từ bây giờ".

Các nhà biên kịch đã bắt đầu đình công vào tháng 5 vì lo lắng về sự bùng nổ của AI trong ngành công nghiệp phim ảnh. Một số sợ rằng áp lực tài chính ngày càng tăng tại các công ty giải trí sẽ thúc đẩy họ sử dụng AI thay vì người lao động.

Bài liên quan
Google, Facebook, Twitter dễ bị phạt nặng nếu không thể chống các vụ lừa đảo deepfake
Google, Facebook, Twitter cùng các công ty công nghệ khác sẽ phải thực hiện các biện pháp để chống lại các hành vi lừa đảo deepfake và tài khoản giả mạo trên nền tảng của họ hoặc có nguy cơ bị phạt nặng theo quy tắc cập nhật của Liên minh châu Âu (EU).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Video deepfake đem lại lợi ích thay vì gây hại cho một số diễn viên