Các công ty game trực tuyến sẽ buộc người dùng đăng ký chơi dưới danh tính thật của họ và những ai dưới 18 tuổi chỉ được phép chơi trong khoảng thời gian từ 20 giờ tối đến 21 giờ tối thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật cùng các ngày lễ.

Vì sao Trung Quốc cấm người dưới 18 tuổi chơi game online quá 1 giờ mỗi ngày?

Sơn Vân | 30/08/2021, 19:56

Các công ty game trực tuyến sẽ buộc người dùng đăng ký chơi dưới danh tính thật của họ và những ai dưới 18 tuổi chỉ được phép chơi trong khoảng thời gian từ 20 giờ tối đến 21 giờ tối thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật cùng các ngày lễ.

Chính phủ Trung Quốc đã cấm người dưới 18 tuổi chơi game trực tuyến hơn 1 giờ mỗi ngày và chỉ được chơi từ 20 giờ đến 21 giờ vào thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật cùng các ngày lễ.

Lệnh cấm sẽ được thực thi bởi các công ty game trực tuyến, hiện bị buộc thực hiện nghiêm ngặt các quy tắc yêu cầu người dùng đăng ký tài khoản với danh tính thật của họ để chơi. Các công ty game bị cấm cung cấp dịch vụ cho trẻ vị thành niên dưới bất kỳ hình thức nào ngoài giờ quy định.

Những hạn chế mới đã được Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, thông báo trên nền tảng mạng xã hội Weibo, đến từ Tổng cục Báo chí và Xuất bản Quốc gia.

Các quy định mới là một phần thay đổi lớn của Trung Quốc nhằm tăng cường kiểm soát xã hội và các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, bao gồm công nghệ, giáo dục và tài sản, sau nhiều năm tăng trưởng không ngừng.

Các hạn chế áp dụng cho bất kỳ thiết bị nào bao gồm cả smartphone, là đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp game toàn cầu phục vụ cho hàng chục triệu người chơi trẻ tuổi trên thị trường béo bở nhất thế giới.

Động thái trên diễn ra sau khi cổ phiếu của các công ty game trực tuyến lớn nhất Trung Quốc sụt giảm vì bị truyền thông nhà nước gán nhãn sản phẩm của họ là "thuốc phiện tinh thần" và so sánh chúng với "ma túy điện tử" vào đầu tháng này.

Việc đề cập đến thuốc phiện gợi nhớ đến thời kỳ các cường quốc châu Âu, bao gồm cả Anh và Pháp, đã gây khó khăn cho triều đại nhà Thanh vào giữa thế kỷ 19 thông qua việc nhập khẩu nhiều loại thuốc này, cuối cùng dẫn đến việc Hồng Kông bị trao cho Anh trước khi được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Năm 1839, Anh gây sức ép với nhà Thanh phải mua thuốc phiện của mình. Nhà Thanh từ chối yêu cầu đó nên Anh đưa quân chiếm đóng Hồng Kông năm 1842. Theo Điều ước Nam Kinh, nhà Thanh nhượng lại Hồng Kông cho Anh vĩnh viễn.

Năm 1996, các bên liên quan Anh và Trung Quốc bắt đầu thảo luận về lãnh thổ Hồng Kông do thời hạn thuê Tân Giới trong 99 năm (1896–1997) của Anh sắp kết thúc. Anh đồng ý chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc phải đảm bảo rằng Hồng Kông được hưởng mức độ tự trị cao, ít nhất là 50 năm kể từ ngày trao trả nhượng địa (1997–2047).

Cuộc đàn áp với các công ty game được khơi mào bởi một bài báo
do Nhật báo Thông tin Kinh tế của nhà nước Trung Quốc xuất bản, cảnh báo thanh thiếu niên nghiện game điện tử trực tuyến và kêu gọi hạn chế ngành công nghiệp này.

Tờ báo chỉ trích game hàng đầu của Tencent là Honor Of Kings. Đây là game được cho đôi khi làm học sinh chơi tới 8 giờ một ngày.

Tờ báo viết: “Không một ngành công nghiệp nào, không một môn thể thao nào có thể được phép phát triển theo hướng phá hủy cả một thế hệ” và so sánh game trực tuyến với “ma túy điện tử”.

Tờ báo kêu gọi "các phương tiện bắt buộc" để yêu cầu các công ty game trực tuyến ngăn chặn tình trạng nghiện ngập ở những người chơi trẻ tuổi.

Trong khi tờ Tân Hoa xã dẫn lời một phát ngôn viên giấu tên của
Tổng cục Báo chí và Xuất bản Quốc gia cho biết: "Thanh thiếu niên là tương lai của đất nước chúng ta. Bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của người chưa thành niên liên quan đến lợi ích sống còn của nhân dân, liên quan đến sự nghiệp trồng người của thế hệ trẻ trong thời đại trẻ hóa đất nước”.

Chiến dịch này ngăn chặn điều mà truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả là "sự tăng trưởng đáng sợ" của một số công ty đã quét sạch hàng chục tỉ USD cổ phiếu được giao dịch trong và ngoài nước.

trung-quoc-cam-nguoi-duoi-18-tuoi-choi-game-online-hon-1-gioi-moi-ngay11.jpg
Game Honor Of Kings của Tencent bị ví với 'ma túy điện tử'

Đứng sau việc phát triển trò chơi Pokemon mới nhất được phát hành vào tháng trước, Tencent đã phản ứng bằng cách cho biết sẽ đưa ra các biện pháp mới để hạn chế quyền truy cập các game của mình và thời gian chơi chúng dành cho trẻ em.

Sau những lời chỉ trích đó, Tencent đã áp đặt các hạn chế với Honor of Kings, giới hạn người dưới 18 tuổi chỉ được chơi 1 giờ một ngày bình thường và 2 giờ một ngày vào các ngày lễ, nhưng sắc lệnh mới từ Tổng cục Báo chí và Xuất bản Quốc gia còn đi xa hơn nhiều.

Trước đây, Trung Quốc đã giới hạn người dưới 18 tuổi có thể chơi game 1,5 giờ vào bất kỳ ngày nào và 3 giờ vào các ngày lễ theo quy định của năm 2019.

Các quy tắc mới nhanh chóng trở thành một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên Weibo. Một số người dùng bày tỏ sự ủng hộ với các biện pháp, trong khi những người khác ngạc nhiên về mức độ quyết liệt của các quy tắc.

Một bình luận nhận được hơn 700 lượt thích: “Điều này khốc liệt đến mức tôi không nói nên lời".

Những người khác bày tỏ nghi ngờ rằng các hạn chế có thể được thực thi. "Họ sẽ chỉ sử dụng thông tin đăng nhập của cha mẹ. Làm thế nào họ có thể kiểm soát nó?", một người thắc mắc.

Cổ phiếu nhiều hãng game giảm 

Cổ phiếu của công ty đầu tư công nghệ Prosus niêm yết ở Amsterdam, nắm giữ 29% cổ phần của Tencent, đã giảm 1,45%, trong khi cổ phiếu hãng game trực tuyến châu Âu là Ubisoft và Embracer Group giảm hơn 2%.

Cổ phiếu của các công ty game Trung Quốc giảm trong phiên giao dịch trước thị trường tại Mỹ với NetEase giảm hơn 6% và nhà phát hành game di động Bilibili giảm 3%.

Khoảng 62,5% trẻ vị thành niên Trung Quốc thường chơi game trực tuyến và 13,2% người dùng chưa đủ tuổi chơi game di động hơn 2 giờ mỗi ngày vào các ngày làm việc, theo truyền thông nhà nước.

Bài liên quan
Trẻ chơi game quá nhiều, ông Tập Cận Bình yêu cầu chính phủ phải mạnh tay
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi chính quyền nước này hành động mạnh tay, trong bối cảnh nhiều trẻ em nước này bị cận vì chơi game trực tuyến.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Trung Quốc cấm người dưới 18 tuổi chơi game online quá 1 giờ mỗi ngày?