Câu chuyện về lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong hộ gia đình do Catherine Pearson, nữ phóng viên mảng sức khỏe và nuôi dạy con của tờ HuffPost chia sẻ.

'Vì sao tôi mắc COVID-19 nhưng những người thân trong nhà không bị lây?'

Sơn Vân | 11/02/2022, 09:20

Câu chuyện về lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong hộ gia đình do Catherine Pearson, nữ phóng viên mảng sức khỏe và nuôi dạy con của tờ HuffPost chia sẻ.

Khi mắc COVID-19 dù đã tiêm mũi 3 mũi vắc xin và đeo khẩu trang y tế ở mọi nơi đi đến, tôi cam chịu rằng các con tôi cũng sẽ lây vi rút SARS-CoV-2. Chúng tôi đang sống trong một căn hộ nhỏ ở thành phố New York (Mỹ) và các con tôi còn quá nhỏ để tiêm vắc xin.

Tôi đã kiểm tra chúng thường xuyên trong suốt thời gian cách ly và 10 ngày sau đó. Tôi đã không lây vi rút SARS-CoV-2 cho các con hoặc chồng tôi. Điều này đã khiến một số người thân đặt câu hỏi liệu tôi có thực sự mắc COVID-19 không. Tuy nhiên, tôi tin 7 lần xét nghiệm nhanh tại nhà chứng minh tôi đã mắc COVID-19.

Tôi tự hỏi rất nhiều về những bí ẩn của COVID-19 lây lan trong các hộ gia đình và điều đó thay đổi như thế nào với biến thể Omicron. Nhiều người tránh nhiễm vi rút SARS-CoV-2 cũng đang đối phó với tình trạng tương tự.

Dưới đây là những gì các chuyên gia nói về sự lây lan COVID-19 trong gia đình:

Omicron có nhiều khả năng lây lan trong các hộ gia đình hơn các biến thể SARS-CoV-2 trước đó. Các ước tính cho thấy biến thể Omicron ban đầu (BA.1) có khả năng lây truyền cao hơn 4 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước. Biến thể Omicron “tàng hình” (BA.2) có thể còn lây lan mạnh hơn thế.

Vào đầu tháng 12.2021, các quan chức y tế Anh ước tính rằng nguy cơ lây lan Omicron trong một hộ gia đình cao gấp 3 lần so với biến thể Delta. Dù thế nào, các hộ gia đình cũng gặp rủi ro lớn với tất cả các biến thể SARS-CoV-2 nếu có thành viên mắc COVID-19 vì khoảng thời gian ở bên nhau.

Có rất nhiều bề mặt cảm ứng cao có thể không được làm sạch thường xuyên. Bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với nước bọt thường xuyên hơn, đặc biệt nếu bạn có con nhỏ. Có thể bạn không đeo khẩu trang ở nhà, nên khi ngồi gần nhau trên ghế, bạn có thể hứng những giọt lớn hơn vào mặt mình từ người khác lúc nói chuyện. Quan trọng nhất, khả năng bạn tiếp xúc với vi rút qua đường hô hấp ở nhà cao hơn nhiều”, Alex Huffman, nhà khoa học về aerosol của Đại học Denver (Mỹ), giải thích.

Aerosol là những giọt cực nhỏ có thể trôi nổi trong khoảng cách xa hơn trong nhà và định cư trực tiếp vào phổi, nơi vi rút SARS-CoV-2 gây hại nhiều nhất.

Rất nhiều người lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 liên quan đến hệ thống thông gió.

Alex Huffman nói: “Nhiều căn hộ và nhà ở có tỷ lệ trao đổi không khí khá thấp, vì vậy không khí không được làm mới thường xuyên và không khí mà người nhiễm SARS-CoV-2 thở ra có thể tích tụ với nồng độ khá cao”.

Điều đó nói rằng sự lây lan vi rút SARS-CoV-2 trong hộ gia đình không phải là không thể tránh khỏi.

vi-sao-ban-mac-covid-19-nhung-nguoi-than-bi-lay-du-chong-chung-nha.jpg
Không phải ai sống chung nhà cũng lây vi rút SARS-CoV-2 từ người mắc COVID-19 - Ảnh: Internet

Một trong nhiều lý do tại sao các chuyên gia y tế thực sự ghét ý tưởng “chấp nhận nhiễm Omicron và vượt qua” chỉ vì suy nghĩ không thể tránh khỏi lây vi rút khi người trong gia đình hoặc nhà của bạn mắc biến thể này. Thực tế là ngay cả nhiễm COVID-19 nhẹ cũng có thể cảm thấy thực sự tồi tệ và các triệu chứng kéo dài là nguy cơ thực sự.

Rất khó để so sánh một nghiên cứu này với nghiên cứu khác. Nói chung, ngay từ đầu đại dịch, người ta đã phát hiện ra rằng khoảng từ 10 đến 20% số người tiếp xúc với F0 trong gia đình sẽ mắc COVID-19 và đó là thời chưa có vắc xin”, theo tiến sĩ Richard Martinello, phó giáo sư về các bệnh truyền nhiễm và nhi khoa tại Trường Y Yale (Mỹ).

Các nghiên cứu khác đã đưa tỷ lệ lây nhiễm thứ cấp (sự lây lan của COVID-19 trong hộ gia đình hoặc nơi ở) cao hơn một chút, khoảng 25% hoặc 30%.

Với Omicron, tỷ lệ đó có thể cao hơn, nhưng một lần nữa không có nghĩa là không thể tránh khỏi lây vi rút. Richard Martinello chỉ ra một nghiên cứu gần đây từ Đan Mạch cho thấy, hơn 40% số người tiếp xúc người nhiễm BA.2 trong gia đình sẽ lây vi rút. Với BA.1, tỷ lệ đó vào khoảng 30%.

Phòng ngừa cơ bản tạo ra sự khác biệt lớn

Có rất nhiều yếu tố xác định khả năng lây lan vi rút SARS-CoV-2 trong hộ gia đình. Đó là vấn đề khiến việc ước tính chính xác tỷ lệ lây truyền trở nên khó khăn.

Một số người thải ra nhiều vi rút hơn những người khác. Ví dụ, những người bị suy giảm miễn dịch có xu hướng nhiễm SARS-CoV-2 nặng hơn và kéo dài hơn. Điều đó có nghĩa là họ có khả năng truyền vi rút trong thời gian dài hơn.

Sau đó là các yếu tố khác, chẳng hạn như liệu mọi người trong nhà bạn đã tiêm vắc xin hay chưa. Thực tế là đứa con học mẫu giáo chưa tiêm vắc xin của tôi không nhiễm SARS-CoV-2 khi tôi mắc COVID-19. Điều này khiến tôi đặt câu hỏi liệu con tôi có nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng ở một thời điểm mà chúng tôi chưa từng biết, nên đã mang lại cho nó một mức độ miễn dịch nào không? Song, tôi không có bằng chứng về việc này. Ngoài ra, các xét nghiệm kháng thể có thể không đáng tin cậy.

Bất kể hoàn cảnh cụ thể của gia đình hoặc hộ gia đình bạn ra sao, việc tiêm vắc xin có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc ngăn chặn sự lây lan vi rút SARS-CoV-2.

Trong điều kiện có thể, bạn vẫn nên tự cách ly với mọi người trong nhà riêng của mình sau khi mắc COVID-19.

Alex Huffman khuyên: “Nếu người bệnh không thể được cách ly hoàn toàn, tôi khuyên bạn nên giữ khoảng cách càng nhiều càng tốt; đeo khẩu trang chất lượng cao, kín mít, chẳng hạn N95; mở cửa sổ khi bạn có thể; thêm một vài bộ lọc không khí di động và giới hạn thời gian bạn dành cho các khu vực ở chung với nhau”.

Hãy lên kế hoạch về thời gian dành cho nhau. Nếu có thể, hãy đảm bảo rằng bạn ăn uống ở những khu vực riêng biệt, nơi không khí có thể được thông gió hoặc lọc nhanh hơn, vì bất cứ lúc nào khẩu trang bung ra, rủi ro là cao nhất”, ông nói thêm.

Bài liên quan
Biến thể ‘tàng hình’ lan rộng ở Nam Phi gây kéo dài đợt dịch Omicron, WHO cảnh báo gì?
Sau khi làn sóng dịch Omicron bắt đầu giảm dần ở nhiều quốc gia, biến thể “tàng hình” xuất hiện, đe dọa gây gia tăng số ca COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Vì sao tôi mắc COVID-19 nhưng những người thân trong nhà không bị lây?'