Theo GS-TS Phan Trọng Lân, đối với người bị mắc COVID-19 mà tiêm mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4, so với những người mắc mà không tiêm thì miễn dịch của người đã mắc có tiêm vắc xin lâu dài hơn, cao hơn.

Vì sao nên tiêm mũi 3, 4 vắc xin COVID-19?

Lam Thanh | 02/07/2022, 17:36

Theo GS-TS Phan Trọng Lân, đối với người bị mắc COVID-19 mà tiêm mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4, so với những người mắc mà không tiêm thì miễn dịch của người đã mắc có tiêm vắc xin lâu dài hơn, cao hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng chống COVID-19, bảo đảm mục tiêu do Chính phủ đề ra.

Tại cuộc tọa đàm "Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng COVID-19 trong bối cảnh hiện nay?", GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết vắc xin giúp con người có được miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Khi tác nhân gây bệnh vào người thì sẽ giảm mắc, giảm chuyển nặng hoặc tử vong. Thậm chí có người khi tiêm vắc xin nếu có mắc thì cũng nhẹ hơn những người chưa tiêm.

“Người ta cho rằng bị mắc sau khi tiêm mũi 1, mũi 2 là coi như tiêm mũi 3. Ở đây, chắc chắn rằng khi mắc thì miễn dịch có tăng lên so với tiêm vắc xin mũi 1, 2. Tuy nhiên, đáp ứng của mỗi người khi mắc rất khác nhau. Chuẩn hóa hơn nữa là tiêm vắc xin mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4”, ông Lân nói.

Theo ông Lân, người ta thấy rằng đối với người bị mắc mà tiêm mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4, so với những người mắc mà không tiêm thì miễn dịch của người đã mắc có tiêm vắc xin lâu dài hơn, cao hơn. Có nghĩa là, hiệu lực bảo vệ của họ cao hơn trước các biến thể mới.

vx.png
Vì sao nên tiêm mũi 3, 4 vắc xin COVID-19?

Cũng theo GS-TS Phan Trọng Lân, nỗ lực chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương nên đến tháng 12.2021, thậm chí đến tháng 2.2022, các mũi cơ bản gần như được phủ hết. Đến nay, sau 4 đến 6 tháng, nhiều người đã tiêm hết các mũi cơ bản. Do đó, miễn dịch đối với những người này đã giảm.

Như vậy, ông Lân cho rằng cần phải thực hiện đồng bộ các mũi tiêm nhắc lại để vừa ngăn chặn dịch, vừa tránh được lây lan cho những người có nguy cơ cao như những người trên 50 tuổi trở lên, những người có mức độ suy giảm miễn dịch ở thể vừa và thể nặng.

“Những đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm càng sớm càng tốt để duy trì miễn dịch, tránh nhiễm những biến thể mới, những biến thể chưa rõ ràng, nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe, nâng cao dự phòng”, ông Lân nói.

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao nên tiêm mũi 3, 4 vắc xin COVID-19?