Thành phố vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, màu vàng). Số quận huyện và xã phường ở cấp độ 2 đều tăng, lần lượt là 23 quận, huyện và 367 xã, phường.

Vì sao không còn quận, huyện vùng xanh, Hà Nội vẫn lên phương án đi học lại sau Tết?

PV | 15/01/2022, 06:35

Thành phố vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, màu vàng). Số quận huyện và xã phường ở cấp độ 2 đều tăng, lần lượt là 23 quận, huyện và 367 xã, phường.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội ngày 14.1 cho hay hai huyện "vùng xanh", nguy cơ thấp của Hà Nội là Phúc Thọ và Phú Xuyên chuyển thành "vùng vàng", nguy cơ trung bình, dịch cấp độ 2.

Bên cạnh đó, quận Hoàn Kiếm chuyển màu từ "cam" xuống "vàng" khi số ca nhiễm cộng đồng hai tuần qua là 416, số ca mắc cộng đồng/100.000 dân/tuần là 147. Số phường cấp độ 2 của quận cũng tăng từ 5 lên 11; có 7 phường vẫn giữ cấp độ 3

Việc Phúc Thọ và Phú Xuyên chuyển từ "vùng xanh" thành "vùng vàng" khiến toàn thành phố không có địa bàn nào ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp, màu xanh), nhưng cũng không còn quận, huyện nào cấp 4 (nguy cơ rất cao, màu đỏ).

Tính toàn thành phố, Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, màu vàng). Số quận huyện và xã phường ở cấp độ 2 đều tăng, lần lượt là 23 quận, huyện và 367 xã, phường.

Dù vậy, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, lộ trình, kế hoạch trở lại trường của học sinh đang được Sở lên phương án triển khai. Nếu không có gì thay đổi, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Sở sẽ đề xuất với thành phố cho học sinh khối 7 - 12 đi học trở lại 100% ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã.

Phương án này được đề xuất với UBND TP Hà Nội dựa trên việc học sinh từ 12 - 17 tuổi đã tiêm đủ vắc xin và tình hình dịch tại địa phương giảm. Hiện nay, Hà Nội chỉ cho phép học sinh lớp 9 ở 18 huyện, thị xã ngoại thành và học sinh lớp 12 ở các địa phương thuộc vùng 1, vùng 2 đi học trực tiếp.

Trong thời gian qua, tùy theo mức độ dịch tại từng địa phương, các quận huyện sẽ chuyển sang học trực tuyến khi ở mức độ 3, 4. Việc điểu chỉnh này nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên. Tuy nhiên, cũng khiến việc dạy học ở nhiều trường bị xáo trộn; việc đóng/mở cửa trường bị động, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý học sinh, giáo viên, nhất là với học sinh cuối cấp (lớp 9, lớp 12).

Theo Sở Y tế Hà Nội, vào ngày 14.1, toàn thành phố ghi nhận 2.993 bệnh nhân mới phân bố tại 475 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Gia Lâm (197); Bắc Từ Liêm (194); Long Biên (189); Đống Đa (184); Hoàng Mai (180); Nam Từ Liêm (178).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư, tính từ ngày 29.4.2021 cho đến nay đã có 85.577 ca.

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 13.1, toàn thành phố hiện có 55.113 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly, trong đó có 44.625 người cách ly, điều trị tại nhà; số còn lại điều trị tại cơ sở thu dung và các bệnh viện trung ương và Hà Nội. Tính từ ngày 29.4.2021 cho đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 307 người tử vong do COVID-19.

Về công tác tiêm chủng, thành phố đã triển khai tiêm được hơn 13,4 triệu mũi vắc xin phòng COVID-19. Ngoài việc tiêm vét mũi 2 cho trẻ từ 12-17 tuổi, đối tượng người trên 50 tuổi, thành phố đang triển khai tiêm mũi vắc xin bổ sung và nhắc lại cho người dân. Hiện thành phố đã tiêm được hơn 1,46 triệu mũi tiêm bổ sung và nhắc lại.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao không còn quận, huyện vùng xanh, Hà Nội vẫn lên phương án đi học lại sau Tết?