Vì mục tiêu thống nhất, Đức dưới thời thủ tướng Helmut Kohl từng thuyết phục các nước Đông Âu đừng gia nhập NATO, thất vọng khi 3 nước Baltic tuyên bố độc lập và gợi ý để Nga giữ ảnh hưởng với Ukraine.

Vì sao Đức từng cực lực phản đối NATO đông tiến, khuyên Nga giữ ảnh hưởng với Ukraine?

Anh Tú | 30/04/2022, 14:05

Vì mục tiêu thống nhất, Đức dưới thời thủ tướng Helmut Kohl từng thuyết phục các nước Đông Âu đừng gia nhập NATO, thất vọng khi 3 nước Baltic tuyên bố độc lập và gợi ý để Nga giữ ảnh hưởng với Ukraine.

Cách đây 3 thập niên, Thủ tướng Đức khi ấy là Helmut Kohl – lãnh đạo Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo CDU và Bộ trưởng ngoại giao Hans Dietrich Genscher – người của đảng Dân chủ tự do FDP, đều phản đối việc NATO mở rộng sang phía đông. Nhưng rốt cuộc họ bất lực. Đây là thông tin vừa được tờ Der Spiegel vừa giải mất.

Theo các tài liệu này, Genscher cho rằng việc NATO mở rộng sang phía Đông không phải là lợi ích của Đức. Mặc dù ông thừa nhận rằng các nước như Ba Lan và Hungary sẽ có quyền gia nhập NATO, nhưng điều quan trọng là các quốc gia ở Đông Âu vào thời điểm đó. không nên thực hiện quyền này. Thay vào đó, Genscher đã cố gắng tạo ra các công thức thay thế cho việc làm thành viên NATO mà Liên Xô vẫn có thể chấp nhận được vào thời điểm đó.

“Các quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Warsaw trước đây có ý định gia nhập NATO. Trong các cuộc trò chuyện bí mật, họ đã bị thuyết phục từ bỏ mục tiêu này", tài liệu được trích dẫn lời Genscher cho biết.

Trong cuộc hội đàm với các quan chức các nước, ngoại trưởng Đức nói trực tiếp hoặc gián tiếp rằng trong các cuộc đàm phán dẫn đến thống nhất nước Đức, thể hiện trong Hiệp ước 2 + 4 (2 là CHLB Đức và CHDC Đức, 4 là Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp), ông đã đề nghị nhượng bộ việc không mở rộng NATO sang phía Đông.

Một cam kết như vậy, trong thời gian gần đây thường được các chính trị gia Nga nhắc lại và được Nga sử dụng, bao gồm cả việc biện minh cho hành động với Ukraine hiện giờ. Đây vốn không được ghi trong Hiệp ước 2 + 4 dù người Nga khẳng định đã có những lời hứa.

Trong số những người đã thúc đẩy những tuyên bố về lời hứa của Nga có đại sứ Mỹ cuối cùng tại Liên Xô, Jack Matlock. Ông Matlock đã nhiều lần khẳng định, cả trong lời điều trần trước quốc hội rằng Tổng thống Liên Xô khi ấy Gorbachev đã nhận được sự ảm bảo rằng nếu Đức thống nhất và ở lại NATO thì biên giới của NATO sẽ không di chuyển về phía đông.

Nhưng Wolfgang Ischinger, cựu đại sứ Đức, nói rằng các thỏa thuận về thống nhất nước Đức, gồm cả hiệp ước năm 1990 được gọi là Hiệp ước 2 + 4, chính thức mở đường cho hai nước Đức thống nhất, không đề cập đến việc mở rộng NATO.

Làn sóng mở rộng NATO sang phía Đông đầu tiên diễn ra vào năm 1999, sau khi Gerhard Schroeder của đảng Dân chủ Xã hội thay thế Helmut Kohl làm Thủ tướng, và Joschka Fischer làm Bộ trưởng ngoại giao Đức. Còn Hans Dietrich Genscher đã rời Bộ Ngoại giao vào năm 1992.

Theo tiết lộ từ tài liệu đã được giải mật, Helmut Kohl lo sợ rằng sự sụp đổ của Liên bang Xô viết sẽ dẫn đến hậu quả của một "thảm họa", đó là lý do tại sao ông phản đối nền độc lập của ba nước Baltic (Lithuania, Latvia và Estonia). Sau khi ba quốc gia này giành độc lập, Kohl đã nói trong cuộc thảo luận với Tổng thống Pháp Francois Mitterrand rằng đây là một "con đường sai lầm" và ước tính rằng các quốc gia Baltic lẽ ra phải đợi thêm một thập kỷ trước khi thực hiện một bước như vậy.

Khi Liên Xô tan rã sắp xảy ra, Kohl cho rằng Ukraine nên là một phần của liên minh với Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô khác. Vào tháng 11.1991, một tháng trước khi Liên Xô chính thức tan rã, Thủ tướng Đức đã gợi ý Tổng thống Nga Boris Yeltsin rằng ông gắng tạo ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo Ukraine.

Năm 2007, tại Hội nghị An ninh Munich, một cuộc họp cấp cao hằng năm của các quan chức, nhà ngoại giao và chuyên gia từ cả hai bờ Đại Tây Dương, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tung ra cáo buộc nói về Mỹ và NATO đã thất hứa với Nga.

Ông nói: "Tôi cho rằng rõ ràng việc mở rộng NATO không liên quan đến việc hiện đại hóa liên minh hay với việc đảm bảo an ninh ở châu Âu. Ngược lại, nó thể hiện một hành động khiêu khích nghiêm trọng làm giảm mức độ tin cậy lẫn nhau".

Putin đã chất vấn: "Điều gì đã xảy ra với những đảm bảo mà các đối tác phương Tây của chúng tôi đưa ra sau khi Hiệp ước Warsaw bị giải thể? Những tuyên bố đó ngày nay ở đâu?" Những bảo đảm này ở đâu?"

Năm 2009, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bild của Đức, Gorbachev phàn nàn rằng phương Tây đã lừa Moscow. "Nhiều người ở phương Tây đã bí mật xoa tay và cảm thấy điều gì đó giống như một niềm vui chiến thắng - gồm cả những người đã hứa với chúng tôi: 'Chúng tôi sẽ không dịch chuyển thêm 1 cm về phía đông'.

Nhưng Gorbachev sau đó 5 năm lại, nói rằng chủ đề mở rộng trên thực tế không bao giờ xuất hiện vào năm 1989 hoặc 1990. Ông nói với tờ báo Kommersant vào tháng 10.2014: "Chủ đề 'mở rộng NATO' chưa bao giờ được thảo luận; nó không được nêu ra trong những năm đó”.

Có thể hiểu các lãnh đạo NATO chỉ hứa miệng với Gorbachev về chuyện không dịch chuyển thêm 1 cm về phía đông để lãnh đạo Liên Xô yên lòng đồng ý cho Đông Đức thống nhất với Tây Đức và nằm trong NATO. Còn người Đức khi đó chỉ muốn thống nhất Đông Đức một cách êm ái nhất có thể và phản đối mọi ý tưởng có thể làm mếch lòng Liên Xô. 30 năm đã trôi qua và có những điều hãy để lịch sử phản xét.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Đức từng cực lực phản đối NATO đông tiến, khuyên Nga giữ ảnh hưởng với Ukraine?