Trong hướng dẫn mới đây, Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân. Chỉ thực hiện xét nghiệm trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

Vì sao chỉ nên xét nghiệm người ở vùng dịch cấp 4?

P.V (Tổng hợp) | 17/10/2021, 13:17

Trong hướng dẫn mới đây, Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân. Chỉ thực hiện xét nghiệm trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

Hướng dẫn mới nhất về đi lại của Bộ Giao thông Vận tải: Chỉ xét nghiệm hành khách ở vùng dịch cấp 4

Ngày 16.10, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Theo đó, hoạt động vận tải được tổ chức phù hợp theo 4 cấp độ dịch: cấp 1 (nguy cơ thấp, bình thường mới) tương ứng với màu xanh, cấp 2 (nguy cơ trung bình) tương ứng với màu vàng, cấp 3 (nguy cơ cao) tương ứng với màu cam, cấp 4 (nguy cơ rất cao) tương ứng với màu đỏ.

Việc đánh giá theo cấp độ từ quy mô cấp xã, khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.

Hành khách tham gia giao thông (trừ vận tải hàng không, đường sắt) phải đáp ứng các yêu cầu sau: tuân thủ thông điệp 5K, khai báo y tế, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.

Chỉ yêu cầu xét nghiệm khi có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ vùng có dịch ở cấp 3 và khách đến từ vùng có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa). Không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn. Xét nghiệm hành khách trong các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…

Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp khi có yêu cầu điều tra dịch tễ hoặc đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa). Việc xét nghiệm COVID-19 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ.

Ở địa bàn có dịch cấp 1, cấp 2, xe khách được hoạt động với tần suất bình thường.

Đối với địa bàn có dịch cấp 3, Sở Giao thông vận tải tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định việc vận tải khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên đảm bảo theo nguyên tắc không vượt quá 50% tổng số xe của đơn vị và có giãn cách chỗ trên xe (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm).

Đối với địa bàn có dịch cấp 4, dừng hoạt động xe khách liên tỉnh, nội tỉnh, xe buýt, xe hợp đồng, du lịch (trừ xe công nghệ dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử), vận chuyển học sinh, sinh viên. Xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ (xe hợp đồng, xe du lịch sử dụng hợp đồng điện tử) có vách ngăn với khách, thanh toán điện tử được phép hoạt động không vượt quá 20% tổng số xe của đơn vị và có giãn cách chỗ trên xe.

chot2.jpg
Người dân khai báo tại chốt kiểm soát - Ảnh: SKĐS

Vì sao chỉ nên xét nghiệm người ở vùng dịch cấp 4?

Ngày 11.10, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời mới về chuyên môn y tế thích ứng với dịch COVID-19, yêu cầu các địa phương không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân.

Các chuyên gia y tế cho rằng sự thay đổi chiến lược xét nghiệm này là phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm hàng loạt cũng không có nhiều giá trị, tốn kém.

Mặc dù vậy, nhiều địa phương vẫn áp dụng các quy định cũ về cách ly, xét nghiệm với người từ nơi khác đến dù nghị quyết mới Chính phủ ban hành đã có hiệu lực từ ngày 11.10. Bất cập này gây ngăn trở giữa các địa phương, nhiều gia đình mắc kẹt, không thể về nhà.

Trả lời trên Zing, TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, Mỹ cho rằng, “mục đích có thể là giảm tải việc xét nghiệm và để người dân đi lại dễ dàng hơn” nhưng quy định mới còn khá chung chung, như các địa phương chủ động quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm. Do vậy, sẽ xảy ra hiện tượng mỗi nơi thực hiện một kiểu, không thống nhất. Theo đó, TS Vũ cho rằng “Bộ Y tế nên có hướng dẫn chi tiết hơn, đặc biệt về trường hợp chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19 do quy định của ngành y tế. Các địa phương cũng nên tạo điều kiện đi lại cho người dân"

Còn theo PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, nhận định rằng, không cần xét nghiệm tràn lan, hàng loạt, kể cả trường hợp chưa tiêm vắc xin và trẻ em dưới 18 tuổi khi đi lại giữa các địa phương. Việc họ đến từ vùng có nguy cơ cao hay không mới là vấn đề cần quan tâm để quyết định yêu cầu xét nghiệm.

Hiện nay, tình hình diễn biến COVID-19 vẫn còn đang rất phức tạp, dù có nhiều quy định nới lỏng giãn cách, tuy nhiên, người dân cần tuân thủ nghiêm túc 5K, đặc biệt là trẻ em hoặc những người trên 18 tuổi nhưng chưa được tiêm vắc xin COVID-19.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao chỉ nên xét nghiệm người ở vùng dịch cấp 4?