Theo New York Times, các nhà lãnh đạo châu Âu hầu như im lặng về chuyến thăm gây tranh cãi của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan.

Vì sao châu Âu im lặng trước chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ?

Hoàng Vũ | 04/08/2022, 13:18

Theo New York Times, các nhà lãnh đạo châu Âu hầu như im lặng về chuyến thăm gây tranh cãi của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan.

Châu Âu ngày càng cảnh giác về việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Hồng Kông, gián điệp công nghiệp và công nghệ cùng những lời hùng biện mang tính gây hấn. Người châu Âu cũng không hài lòng về quan hệ đối tác “không có giới hạn” mà Trung Quốc và Nga tuyên bố ngay trước khi Nga động binh với Ukraine vào tháng 2.

Tuy nhiên, châu Âu không tham gia ủng hộ sự độc lập của Đài Loan và luôn công nhận nguyên tắc “Một Trung Quốc”.

Và điều quan trọng hơn đối với người châu Âu là giữ cho thương mại cởi mở với Trung Quốc và thị trường khổng lồ của nước này, đồng thời tham gia cùng Washington trong việc cố gắng ngăn chặn bất kỳ hành động quân sự nào đối với Đài Loan.

Không một quốc gia châu Âu bày tỏ ủng hộ Đài Loan hay tuyên bố hỗ trợ đảo tự trị về mặt quân sự, như Tổng thống Biden từng cam kết. Vì vậy, các nhà lãnh đạo châu Âu hầu như im lặng về chuyến thăm gây tranh cãi của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới Đài Loan.

Philippe Le Corre, một học giả về Trung Quốc tại Đại học Harvard (Mỹ), cho biết: “Đây không phải là cuộc chiến của họ, đây là cuộc chiến của Mỹ và chính quyền Biden đã rõ ràng trong năm rưỡi qua rằng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là ưu tiên của Washington. Bên cạnh đó, hầu hết người châu Âu cho rằng việc ủng hộ chuyến thăm của bà Pelosi là một sai lầm, và có thể làm gia tăng căng thẳng khi chính châu Âu đang có chiến tranh”.

Với châu Âu, Đài Loan chỉ được coi là một vấn đề của Mỹ, cũng như Thái Bình Dương lớn hơn, nơi châu Âu có ít tài sản quân sự. Gerard Araud, cựu đại sứ Pháp tại cả Mỹ và Liên Hợp Quốc, cho biết: “Sự hỗ trợ lâu dài của Mỹ đối với Đài Loan không liên quan gì đến dân chủ và mọi thứ liên quan đến địa chính trị và sự tín nhiệm ở châu Âu”.

Quốc gia duy nhất trong Liên minh châu Âu công khai ủng hộ chuyến thăm của bà Pelosi là Lithuania. Thông qua một thông điệp trên Twitter, ngoại trưởng Gabrielius Landsbergis nói: “Bà Pelosi đã mở cánh cửa đến Đài Loan rộng hơn nhiều, tôi chắc chắn rằng những người bảo vệ tự do và dân chủ khác sẽ sớm đến đây”.

Việc cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện lấy tên “Đài Loan” thay vì Đài Bắc ở Lithuania đã khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội với Vilnius. Bắc Kinh hạ cấp quan hệ với Lithuania thành cấp “đại biện”, tức dưới cấp đại sứ, hạn chế tiếp xúc ngoại giao cấp quốc gia và ngừng cấp thị thực cho nước này.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn tăng thêm rào cản với doanh nghiệp Lithuania trong việc làm ăn với công ty Trung Quốc cũng như thúc giục quốc gia vùng Baltic này "sửa chữa sai lầm". Trước áp lực kinh tế từ Trung Quốc lên Lithuania, Đài Loan đã tăng cường nhập khẩu các sản phẩm của nước này để giúp Lithuania hạn chế các tác động tiêu cực từ các động thái của Bắc Kinh.

Diễn biến này đã khiến các quốc gia Liên minh châu Âu khác tỏ ra khó chịu khi Lithuania đã không tham khảo ý kiến ​​của họ và đã tạo ra thứ mà họ coi là một vấn đề không cần thiết.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức, Annalena Baerbock, là người thẳng thắn chỉ trích các chính sách đối nội và vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, đã cảnh báo Trung Quốc không nên leo thang căng thẳng với Đài Loan.

“Chúng tôi sẽ không chấp nhận luật pháp quốc tế bị phá vỡ khi một quốc gia láng giềng lớn hơn gây áp lực với vùng lãnh thổ láng giềng nhỏ hơn một cách trái pháp luật - và điều này tất nhiên cũng đúng với Trung Quốc”, bà Baerbock nhấn mạnh tại một trường đại học ở New York (Mỹ) hôm 2.8.

Nhưng người châu Âu - và các doanh nhân Đức - biết rằng Trung Quốc và Liên minh châu Âu là những đối tác lớn trong thương mại hai chiều. Tuy nhiên, những lời chỉ trích ngày càng tăng đối với Trung Quốc đã khiến châu Âu quan tâm nhiều hơn đến số phận của Đài Loan, giống như Ukraine, là một nền dân chủ nhỏ khác đang đối mặt với Nga.

Vào tháng 10 năm ngoái, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Đài Loan, Ngô Chiêu Nhiếp, đã thực hiện chuyến thăm Brussels để tham dự các cuộc họp không chính thức với các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU). Nghị viện châu Âu sau đó đã ủng hộ áp đảo một nghị quyết kêu gọi quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Loan, và coi đảo tự trị là “đối tác và đồng minh dân chủ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”.

Sau đó, Nghị viện đã cử phái đoàn chính thức đầu tiên của mình đến thăm hòn đảo, bất chấp những lời đe dọa trả đũa của Bắc Kinh và việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số nhà lập pháp EU.

Song, cơ quan lập pháp của EU phần lớn bất lực trong chính sách đối ngoại và không thể đại diện cho Ủy ban châu Âu (EC) vốn chịu trách nhiệm về đề nghị lập pháp, thi hành các quyết định, duy trì các hiệp ước Liên minh châu Âu và điều hành công việc chung hàng ngày của Liên minh, chứ chưa nói đến các quốc gia thành viên.

Tuy vậy, Anh - đã không còn là thành viên của Liên minh châu Âu, thì lại cởi mở hơn trong việc chỉ trích Trung Quốc so với các nước châu Âu khác, và chuyến thăm Đài Loan của ủy ban đối ngoại Hạ viện nước này từ lâu đã nằm trong kế hoạch. Tuy nhiên, chuyến thăm Đài Loan của các nghị sĩ Anh sẽ diễn ra vào tháng 11 hoặc tháng 12, sau đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bài liên quan
Bán nhà giá 1 euro cho người Mỹ thất vọng với kết quả bầu cử
Một ngôi làng trên đảo Sardinia của Ý đã nhìn ra cơ hội tiềm năng khi chính trị gia Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tội phạm công nghệ cao đang gia tăng và diễn biến phức tạp
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Đại biểu Trình Lam Sinh (An Giang) cho rằng tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng có yếu tố nước ngoài và chủ yếu để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trái phép, mua bán dữ liệu cá nhân… đang ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao châu Âu im lặng trước chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ?