Không chỉ một người nổi tiếng cực hữu như Donald Trump phản đối quyết liệt TPP, mà ngay cả một người ủng hộ TPP như Hillary Clinton cũng dần phải dịch chuyển thái độ sang việc công kích hiệp định thương mại này, dù theo một cách có phần ôn hòa hơn.

Vì sao các ứng cử viên tổng thống Mỹ đều phản đối TPP?

Nhàn Đàm | 16/07/2016, 18:38

Không chỉ một người nổi tiếng cực hữu như Donald Trump phản đối quyết liệt TPP, mà ngay cả một người ủng hộ TPP như Hillary Clinton cũng dần phải dịch chuyển thái độ sang việc công kích hiệp định thương mại này, dù theo một cách có phần ôn hòa hơn.

Cuộc vận động bầu cử tổng thống Mỹ 2016 để chọn ra người kế nhiệm tổng thống Barack Obama những năm tới có lẽ là cuộc bầu cử kỳ lạ nhất trong lịch sử Mỹ, tính đến thời điểm hiện tại. Sự kỳ lạ đó đến từ cả hai ứng cử viên lớn nhất còn lại đến thời điểm nàyvượt xa cả việc ông Obama là ứng cử viên da màu đầu tiên của cuộc bầu cử trước.

Trong đó Donald Trump có lẽ là ứng cử viên tổng thống kỳ quặc nhất và cực hữu nhất trong lịch sử các ứng cử viên tổng thống Mỹ, còn Hillary Clinton là ứng cử viên nữ đầu tiên hướng đến chiếc ghế tổng thống Mỹ. Điều này dẫn tới việc chưa bao giờ nước Mỹ chứng kiến một sự khác biệt đến thế về mặt chính sách giữa các ứng cử viên tổng thống nhưhiện tại.

Tuy nhiên, vẫn có một điểm tương đồng duy nhất giữa hai ứng cử viên, đồng thời cũng là một câu hỏi lớn nhất mà cả thế giới đều đặt ra khi theo dõi cuộc vận động bầu cử Mỹ 2016, đó là: Vì sao các ứng cử viên tổng thống Mỹ đều phản đối Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)?

Dễ dàng để nhận ra sức tác động lớn lao của vấn đề thái độ đối với TPP của mỗi ứng cử viên tổng thống Mỹ có ảnh hưởng ra sao đến quá trình vận động bầu cử của họ. Không chỉ một người nổi tiếng cực hữu như Donald Trump phản đối quyết liệt TPP, mà ngay cả một người ủng hộ TPP như Hillary Clinton cũng dần phải dịch chuyển thái độ sang việc công kích hiệp định thương mại này, dù theo một cách có phần ôn hòa hơn.

Đó chắc chắn không phải là một sự tự thay đổi quan điểm mang tính cá nhân trong chính sách vận động tranh cử của cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, mà nó phản ánh một xu hướng mới trong xã hội Mỹ, trong đó tiếng nói chống các hiệp định thương mại tự do (mà TPP là điển hình) đang ngày càng lan rộng, đến mức buộc một người ủng hộ TPP như bà Clinton cũng phải thay đổi thái độ.

Vậy vì sao một hiệp định thương mại được đánh giá là quan trọng bậc nhất trên thế giới, đồng thời đem lại lợi ích kinh tế lớn cho tất cả các nước thành viên (trong đó có Mỹ) lại bị phản đối mạnh mẽ bởi người dân Mỹ, qua đó tác động trực tiếp đến chính sách tranh cử của các ứng cử viên tổng thống Mỹ?

Câu trả lời có lẽ nằm ở chỗ: nước Mỹ và người dân Mỹ đang hoài nghi hơn bao giờ hết về các lợi ích kinh tế mà những hiệp định thương mại tự do đem lại cho quốc gia này, trong đó TPP là ví dụ điển hình. Về lý thuyết, các kết quả phân tích và thống kê về hiệu quả kinh tế mà TPP đem lại cho nước Mỹ từ các tổ chức quốc tế là rất khả quan, như nghiên cứu của Viện kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) vào tháng 1.2016 cho biết TPP sẽ làm tăng tổng GDP trong các nước thành viên thêm 0,5% trong vòng 15 năm tới. Một nghiên cứu khác của Ngân hàng Thế giới (WB) trong tháng 1.2016 cho rằng GDP các nước thành viên TPP sẽ tăng thêm trung bình 1,1% đến năm 2030. Đây là những con số không hề nhỏ nếudiễn ra trong thực tế.

Tuy nhiên, người dân Mỹ lại đang cảm nhận những tác động mà các hiệp định thương mại tự do đem lại theo cách của riêng mình, trực quan hơn rất nhiều.

Trước hết là vấn đề việc làm, các hiệp định thương mại tự do đang có xu hướng lấy đi ngày càng nhiều việc làm của người dân Mỹ và làm tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với các quốc gia khác.

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 và mở rộng thu hút đầu tư, Mỹ đã mất tổng cộng khoảng 400.000-500.000 việc làm vào tay nước này do sự dịch chuyển đầu tư của các công ty Mỹ sang Trung Quốc. Không chỉ Trung Quốc, hầu hết các hiệp định thương mại tự do mà Mỹ đã ký kết đều dẫn tới việc Mỹ đánh mất rất nhiều việc làm vào tay các nền kinh tế này. Điển hình là với Hàn Quốc, kể từ khi hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn Quốc được ký kết vào năm 2012, theo báo cáo trong tháng 5.2016 của Viện chính sách kinh tế Mỹ, nước này đã mất gần 100.000 việc làm, đồng thời làm gia tăng gấp đôi mức thâm hụt thương mại của Mỹ với Hàn Quốc lên mức 28,3 tỷ USD trong năm 2015.

Việc làm ngày càng ít đi, thu nhập thì tăng không đáng kể thậm chí là chưa hồi phục ngang bằng mức trước thời điểm khủng hoảng kinh tế 2008-2009 là nguyên nhân khiến cho người dân Mỹkhôngmấy thiện cảm với các hiệp định thương mại tự do.

Các nghiên cứu của chính phủ Mỹ có vẻ nhưủng hộ quan điểm tẩy chay các hiệp định thương mại của người dân Mỹ. Một nghiên cứu độc lập của chính phủ Mỹ về lợi ích của TPP dự kiến, đến năm 2025 TPP sẽ chỉ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP của các nước thành viên nhiều nhất là 0,1% - một con số rất thấp. Một nghiên cứu khác của Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) cho rằng, đến năm 2032 TPP sẽ chỉ giúp gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ khoảng 0,15% và tăng thêm thu nhập 0,23% - những con số khá khiêm tốn và ít ỏi. Một nghiên cứu khác của Cựu trợ lý tổng thư ký Liên hiệp quốc về phát triển kinh tế Jomo Sundaram cho rằng, tổng số việc làm bị mất trong khu vực các nước thành viên TPP nếu hiệp định này đi vào hoạt động sẽ là khoảng 711.000, trong đó riêng Mỹ là 448.000 việc làm - tương đương số việc làm Mỹ mất vào tay Trung Quốc trong những năm qua.

Vậy, đâu là lý do của sự khác biệt trong nhận định về lợi ích mà TPP đem lại này? Và liệu TPP có thực sự đem lại nhiều lợi ích đến thế cho các nước thành viên? Khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác, nhưng dường như các luận cứ đều đang nghiêng về một phương án, trong đó Mỹ sẽ là nước bị mất nhiều việc làm nhất nếu TPP được ký kết và hiệp định này có thể sẽ làm gia tăng mức thâm hụt thương mại của Mỹ hàng năm, khi mà khá nhiều các nước thành viên TPP đều thuộc diện có thặng dư trong mối quan hệ kinh tế và thương mại với Mỹ.

Đó là lý do khiến người dân Mỹ e ngại và có thái độ phản đối với các hiệp định thương mại nói chung và TPP nói riêngvà trực tiếp tác động tới chính sách tranh cử của các ứng cử viên tổng thống Mỹ vào thời điểm hiện tại.

Dĩ nhiên, vấn đề tác động thực sự của các hiệp định thương mại tự do với nền kinh tế Mỹ không đơn giản như thế, khi trên thực tế nó đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp nền kinh tế Mỹ hồi phục sau khủng hoảng 2008-2009. Tuy nhiên, phần lớn người dân Mỹ lại có xu hướng nhìn nhận vấn đề một cách trực quan và cụ thể, thông qua việc làm và thu nhập, vốn là những thứ chưa hồi phục sau khủng hoảngvà đó có lẽ là nguyên nhân vì sao hầu hết đều có thái độ không ủng hộ các hiệp định thương mại, qua đó tác động trực tiếp tới các ứng cử viên tổng thống Mỹ.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg/Nghiencuuquocte)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao các ứng cử viên tổng thống Mỹ đều phản đối TPP?