Việc triển khai gói hỗ trợ hiện chưa được như kỳ vọng do còn có khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết trong thời gian tới.

Vì sao các ngân hàng ngại cho khách vay gói hỗ trợ 40.000 tỉ đồng?

Tuyết Nhung | 20/09/2022, 20:42

Việc triển khai gói hỗ trợ hiện chưa được như kỳ vọng do còn có khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết trong thời gian tới.

Liên quan đến chính sách hỗ trợ lãi suất (HTLS) 2%, Phó Thống đốc  Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết, NHNN xác định một trong những mục tiêu trọng tâm của năm 2022 là Chương trình HTLS cho doanh nghiệp và cho những người vay vốn tại NHTM qua gói hỗ trợ 40.000 tỉ đồng. 

9053d356-78f6-487b-9261-7215ce419e42.jpeg

Do đây là một trong nhiệm vụ trọng tâm của của ngành Ngân hàng trong năm 2022 nên phía NHNN cũng đã triển khai nhanh chóng một loạt các biện pháp.

Cũng theo Phó Thống đốc, việc triển khai gói hỗ trợ hiện chưa được như kỳ vọng do còn có khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết trong thời gian tới. NHNN đã xác định là có 4 nhóm khó khăn, vướng mắc cần phải tập trung giải quyết trong thời gian tới.

Thứ nhất về đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Trường hợp khách hàng không phải hoạt động đơn ngành mà đa ngành, đa lĩnh vực mà một trong những lĩnh vực đó thuộc ưu tiên thì có được hỗ trợ hay không. Nhiều hộ gia đình là khách hàng vay vốn của ngân hàng thương mại (NHTM) nhưng lại không đăng ký kinh doanh, khi đối chiếu thì chưa đủ điều kiện đối tượng của chương trình.

Thứ hai là tiêu chí đánh giá là khách hàng phải có khả năng, có phương án sản xuất kinh doanh, có khả năng phục hồi. NHNN thấy có sự khác biệt giữa sự đánh giá, thẩm định của NHTM, ngân hàng cho vay với đánh giá về sau này của các cơ quan kiểm tra, thanh tra hay kiểm toán về thế nào là khách hàng có khả năng phục hồi.

Ngoài ra, khi đánh giá tính khả thi của dự án là tính thời điểm thẩm định dự án và quyết định giải ngân. Nhưng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có rất nhiều biến cố dẫn đến phương án ban đầu khả thi, khách hàng có khả năng trả được nợ, nhưng sau đó gặp rủi ro dẫn đến khó khăn trong trả nợ. Vậy lúc đó có được coi là có khả năng phục hồi hay không.

Hai khó khăn này NHNN đã nhận diện được và đề nghị các bộ liên quan, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ cùng thống nhất theo hướng: Giao NHTM chủ động đánh giá khả năng phục hồi của khách hàng tại thời điểm đánh giá/thẩm định để quyết định việc cho vay cũng như quyết định việc hỗ trợ lãi suất; Trường hợp khách hàng sản xuất, kinh doanh đa ngành, lĩnh vực, khách hàng được hỗ trợ lãi suất có trách nhiệm tự xác định tại phương án vay vốn về phạm vi sử dụng vốn vay phục vụ cho ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất. Ngân hàng thương mại căn cứ vào phương án vay vốn của khách hàng để thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng. Khách hàng chịu trách nhiệm về việc tự xác định này.

Giải thích thêm về vấn đề tâm lý e ngại từ phía ngân hàng cho vay và khách hàng vay, Phó thống đốc cho biết, do trước đây có một số gói HTLS đã triển khai và cũng khó khăn nhất định trong chuyện giải ngân, đặc biệt là khâu quyết toán nên các ngân hàng cho vay có tâm lý e ngại. 

Hơn nữa, chương trình có nguồn tiền hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước nên các NHTM cần thận trọng, đảm bảo dòng tiền hỗ trợ được đến đúng đối tượng, đúng mục tiêu, an toàn và hiệu quả, nên các NHTM mất nhiều thời gian chuẩn bị, xây dựng hệ thống tự động để theo dõi, hạch toán, quản lý dữ liệu báo cáo nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu trong công tác thanh, quyết toán, kiểm toán khi tham gia Chương trình được HTLS từ nguồn ngân sách nhà nước.

Một số chi nhánh NHTM đã chủ động liên hệ, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, hồ sơ hỗ trợ, song bản thân khách hàng (nhất là các doanh nghiệp) cũng có tâm lý e ngại trong trường hợp sơ suất khi tham gia chương trình HTLS từ ngân sách nhà nước, phải tuân thủ các thủ tục hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về giải pháp thời gian tới, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, NHNN sẽ thành lập các đoàn khảo sát liên ngành để đánh giá và đôn đốc triển khai chính sách tại một số NHTM và chi nhánh NHTM tại các địa phương; tổ chức các hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố để tăng cường thông tin, đối thoại trực tiếp giữa NHTM và khách hàng trên địa bàn, nắm bắt nhu cầu thực tế hỗ trợ của doanh nghiệp, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp cận chính sách để kịp thời xử lý, tháo gỡ. NHNN cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xử lý kịp thời các khó khăn phát sinh của NHTM, doanh nghiệp.

Bài liên quan
Fed lại phải nâng lãi suất kỷ lục do lạm phát thời Tổng thống Joe Biden tăng vọt
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm 27.7 nâng lãi suất thêm 0,75%, lần thứ hai liên tiếp, để đối phó lạm phát tồi tệ nhất nhiều thập niên.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao các ngân hàng ngại cho khách vay gói hỗ trợ 40.000 tỉ đồng?