Airbus vừa có một kỳ triển lãm thành công tại Paris Airshow hôm tháng 6 vừa qua bằng sự trình làng máy bay mới cũng như tiếp nhận nhiều đơn đặt hàng. Nhu cầu thị trường cũng tăng trưởng khiến cho hãng phải suy nghĩ thêm về kế hoạch sản xuất dòng máy bay A350-1000ULR

Vì sao Airbus cân nhắc sản xuất máy bay A350-1000ULR?

18/08/2019, 13:01

Airbus vừa có một kỳ triển lãm thành công tại Paris Airshow hôm tháng 6 vừa qua bằng sự trình làng máy bay mới cũng như tiếp nhận nhiều đơn đặt hàng. Nhu cầu thị trường cũng tăng trưởng khiến cho hãng phải suy nghĩ thêm về kế hoạch sản xuất dòng máy bay A350-1000ULR

Từ lâu Airbus đã tìm đến các hãng hàng không với các máy bay đường dài - Ảnh: Angelo DeSantis / Wikimedia Commons

Khi A350-900 Ultra Long Range (ULR) ra đời, nhiều người đã tự hỏi khi nào A350-1000 Ultra Long Range xuất hiện và ngày điều này trở thành hiện thực cũng không còn xa. Dòng máy bay này hứa hẹn sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Boeing 777X.

Nhu cầu của Ultra-long-haul (các chuyến bay siêu dài)

Mặc dù không có tiêu chuẩn cụ thể nào để định nghĩa thế nào là một hành trình bay siêu dài nhưng mọi người vẫn xem các chuyến bay liên tục hơn 12 tiếng sẽ được xếp vào ultra-long-haul.

Trong khi nhiều hành khách vẫn thích quá cảnh để có thể thoải mái vươn mình hơn là một hành trình dài trong không gian hẹp trên độ cao 10000m thì ở chiều ngược lại cũng không ít du khách muốn đi nhanh về nhanh với chỉ 1 chuyến bay. Thực tế cho thấy điều tra vào năm 2012 của CWT (công ty chuyên về lữ hành) thì độ dài của hành trình và các chuyến bay “không thẳng” (quá cảnh) là các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến các hành khách đặc biệt là thương gia.

Thoả mãn sở thích và nhu cầu của hành khách cũng như yếu tố kinh tế, nhiều hãng hàng không đã chuyển sang các chuyến bay siêu dài. Các chuyến bay như vậy không chỉ là một cách để phục vụ hành khách tốt hơn mà còn mang đến sức tăng trưởng tốt hơn cho thị trường.

Mặc dù các hãng hàng không như Singapore và Air Canada đã từng ra mắt các chuyến bay trên 12 giờ từ châu Á đến Bắc Mỹ, sử dụng máy bay A340-500 và 777-200LR nhưng những hạn chế về lợi nhuận là cản trở lớn nhất trong nỗ lực bay thẳng không chỉ của hai hãng này. Ngày nay, với các công nghệ mới về cả động cơ, vỏ, cánh... máy bay đang trở nên nhẹ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và từ đó là tiền đề để các chuyến bay siêu dài một lần nữa “thịnh” trở lại.

A350-1000ULR

Cũng giống như dòng A350-900ULR có thể bay đến 9700 dặm (khoảng 18.000km) so với tiêu chuẩn chung là khoảng 8100 dặm thì A350-1000ULR được dự báo có khả năng bay xa hơn con số 9700 dặm hiện tại.

Chìa khoá để 1000ULR thành công có lẽ là nằm ở việc Airbus có duy trì được trong lượng tối đa khi cất cánh ít nhất là bằng với 900ULR. Thực tế là không chỉ máy bay sẽ phải mang thêm nhiên liệu để thực hiện các hoạt động đường dài, mà còn phải mang theo một lượng hành khách (và hành lý) khả thi để thu lợi về mặt kinh tế.

Mặc dù các thông tin về 1000ULR vẫn còn rất ít, nhưng nhiều người hy vọng rằng máy bay sẽ có thể chứa từ 350-410 hành khách, giống như biến thể 1.000 tiêu chuẩn, trên các tuyến đường trên 9.000 dặm.

Máy bay Airbus A350 - Ảnh: Julian Herzog/ Wikimedia Commons

Sự thay thế cho các máy bay khổng lồ

Trong khi việc sản xuất A380 đang dần kết thúc trong tương lai thấy trước được, Airbus đang cố gắng đa dạng hoá sản phẩm nhất là máy bay dành cho các chặng siêu dài – ultra-long range, chứa được nhiều khách và sử dụng 2 động cơ.

Phải thừa nhận rằng, A350-1000 không có khả năng tuyệt đối để “đánh bại” A380 về số ghế. Tiêu biểu là đội bay của British Airways, trong khi A380 có thể vận chuyển 469 khách và 4 hạng ghế thì A350-1000 chỉ có thể đón 331 với 3 hạng ghế.

Bỏ qua công suất có thể không tương xứng, nhưng tính kinh tế trong vận hành của dòng máy bay phản lực hai động cơ có thể là lợi thế của A350-1000ULR. Nhiều hãng hàng không hiện đang gặp phải vài vấn đề trong vận hành chiếc máy bay khổng lồ A380 như lấp đầy ghế, tìm sân bay phù hợp tiêu chuẩn để hạ cách thì A350-1000ULR có thể trở thành một sự thay thế hấp dẫn khi có khả năng đáp xuống nhiều sân bay hơn và lượng hành khách có thể chuyên chở lớn.

Cũng quan trọng không kém với Airbus là việc bắt tay vào sản xuất A350-1000ULR có thể làm cho năng lực cạnh tranh hàng không với đối thủ Boeing’s 777X trở nên “nóng” hơn.

Hiện chưa có thông tin chi tiết về sự ra đời của A350-1000ULR nhưng đại diện của hãng đã cho biết trên trang Simple Flying rằng là một trong những công ty hàng đầu về sản xuất máy bay, họ sẽ luôn không ngừng nỗ lực cải tiến cũng như cho ra đời các dòng máy bay mới.

A350 XWB là thế hệ máy bay thân rộng 2 động cơ có khả năng bay đường dài của Airbus với hai dòng A350-900 (bay thương mại 2015) và A350-1000 (bay thương mại 2018) hiện được nhiều hãng hàng không ưa chuộng. Hiện A350-1000 được giới thiệu trên website của Airbus với thông số như tầm bay 16100km, 3 hạng ghế có thể chứa từ 350-410 khách, chiều dài tiêu chuẩn 73.79, sải cánh 64.75, động cơ Rolls-Royce Trent XWB-97. URL là viết tắt của Ultra Long Range tạm dịch là Chặng bay siêu dài. Hiện A350-900 đã có phiên bản A350-900ULR với trọng lượng cất cánh tối đa (MTOW) là 280 tấn và có khả năng hoạt động liên tục hơn 20 giờ trong điều kiện lý tưởng. Nếu bạn là người yêu máy bay, hẳn sự ra đời của A350-1000ULR sẽ là một sự kiến rất đáng quan tâm phải không!

An Nam

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Airbus cân nhắc sản xuất máy bay A350-1000ULR?