Mỗi đứa trẻ sinh ra có cơ địa, khẩu vị khác nhau. Không phải đứa nào cũng thích uống sữa, không phải đứa trẻ nào cũng có thể uống được sữa, thậm chí có những đứa trẻ còn có thể gặp nguy hiểm tính mạng nếu uống sữa. Vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm về sức khỏe của trẻ nếu có bất trắc xảy ra khi triển khai chương trình này?

'Vì lợi ích các con tôi có trách nhiệm lên tiếng'

01/10/2018, 15:05

Mỗi đứa trẻ sinh ra có cơ địa, khẩu vị khác nhau. Không phải đứa nào cũng thích uống sữa, không phải đứa trẻ nào cũng có thể uống được sữa, thậm chí có những đứa trẻ còn có thể gặp nguy hiểm tính mạng nếu uống sữa. Vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm về sức khỏe của trẻ nếu có bất trắc xảy ra khi triển khai chương trình này?

Thực tế, các loại sữa thay thế có thật sự tốt cho sức khỏe và thực sự cần thiết cho sự phát triển của trẻ? Ảnh: Thanh Hùng (Vietnamnet)

Có quá nhiều ý kiến trái chiều bàn luận thời gian gần đây về chương trình Sữa học đường dành cho học sinh tiểu học. Tôi đã định không bàn về việc này vì các con tôi vốn không thuộc nhóm chịu sự điều chỉnh của chương trình này. Thế nhưng, là một người mẹ có con đang độ tuổi tiểu học, tôi nghĩ mình cần có trách nhiệm lên tiếng về những gì mình hiểu biết về vấn đề này.

Sữa có thật sự cần thiết cho những đứa trẻ. Phải khẳng định là, sữa mẹ rất cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bất cứ đứa trẻ nào khi sinh ra đều có nhu cầu được bú sữa mẹ để lớn lên. Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu và tốt nhất để trẻ phát triển trong những tháng ngày đầu đời. Vạn bất đắc dĩ vì một lý do gì mà trẻ không được bú mẹ mới cần đến sự thay thế từ một nguồn sữa khác. Dù là sữa tươi hay sữa công thức thì chắc chắn một điều, không loại sữa nào có thể tốt và thích hợp hơn cho một đứa trẻ bằng sữa mẹ.

Từ thời cổ đại, sữa là một trong những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dễ dàng tìm kiếm nhất từ những vật nuôi trong gia đình so với việc săn bắn hái lượm nên việc dùng sữa đã giải được bài toán khó về nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày. Qua thời gian, từ sữa tươi người ta đã chế ra sữa bột và sữa công thức, dễ dàng vận chuyển, bảo quản và sử dụng hơn trước.

Trong suốt một thời gian dài, chúng ta được tuyên truyền rằng: sữa là thực phẩm cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ; sữa là nguồn cung cấp canxi cho trẻ; sữa là thực phẩm thiết yếu dành cho trẻ… Thậm chí có giai đoạn người ta còn tin rằng, sữa công thức tốt hơn sữa mẹ, đến mức có những lúc chỉ những gia đình không có khả năng cho con uống sữa công thức mới phải để cho con uống sữa mẹ. Hơn 10 năm trở lại đây, rất nhiều nghiên cứu y khoa trên thế giới đã chứng minh, sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lại một chiến dịch tuyên truyền quảng bá cho các bà mẹ về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng đến giờ này hiệu quả của việc tuyên truyền vẫn chưa thể đạt mức hiệu quả tối đa. Các loại sữa thương mại vẫn tràn lan trên thị trường. Trẻ vẫn uống đủ loại sữa từ các con vật nuôi khác chứ không phải nguồn sữa mẹ thiêng liêng.

Thực tế, các loại sữa thay thế có thật sự tốt cho sức khỏe và thực sự cần thiết cho sự phát triển của trẻ?

Nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới đã chỉ ra rằng, các tác dụng thần kỳ trong quảng cáo sữa như: bổ sung đầy đủ canxi, giúp trẻ tăng chiều cao, giúp trẻ phát triển trí não… chỉ là ngoa ngôn. Sữa thay thế không có được những tác dụng thần kỳ như thế. Mới đây, Tạp chí Y khoa Anh quốc đã công bố một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ uống mỗi ngày 3 ly sữa có nguy cơ chết sớm hơn gấp đôi so với người không uống. Hàng loạt các nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng, không những không tốt như quảng cáo mà việc uống sữa liên tục và kéo dài còn gây nên tình trạng loãng xương, béo phì và hàng loạt các bệnh lý khác. Thực tế thị trường cho thấy, trong 10 năm trở lại đây, riêng tại Pháp lượng sữa tiêu thụ đã giảm 13% do lượng người e ngại các tác hại của sữa tăng cao.

Trở lại với chương trình Sữa học đường đang dự định áp dụng tại Hà Nội và dần dần triển khai trên khắp cả nước, tôi thấy có quá nhiều điều chưa thuyết phục. Tôi không bàn đến các mục tiêu nâng cao nhận thức hiểu biết này nọ của phụ huynh, bởi lẽ, mỗi phụ huynh tùy hiểu biết và nhận thức của mình đều đã có những tìm hiểu nhất định xem cái gì tốt hay không tốt cho con của mình. Chỉ bàn riêng về mục tiêu tăng thể chất, tăng chiều cao của trẻ thì đã thấy dự án này có những nhận định quá xa với thực tiễn khoa học đã chứng minh. Để cải thiện chiều cao của một đứa trẻ, bất cứ nhà khoa học nào cũng có thể biết, cần nhiều yếu tố mà trong đó yếu tố dinh dưỡng được xếp sau các yếu tố như: giấc ngủ, vận động thể chất, tắm nắng. Sữa chỉ là một phần rất nhỏ trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của trẻ, vậy một ly sữa mỗi ngày có đủ để hoàn thành tham vọng tăng vài cm chiều cao của trẻ cho đến năm 2020 như chương trình đề ra? Nếu chỉ để tăng chiều cao, nhà nước chỉ cần điều chỉnh lịch học sao cho các cháu được ngủ đủ giấc kéo dài 9 tiếng trong khoảng từ 9 giờ tối đến 7 giờ sáng, tăng các hoạt động thể chất ngoài trời ít nhất 2 tiếng mỗi ngày, thế là đủ.

Nếu nói, chương trình này đã có sự bảo trợ của nhà nước, của công ty sữa và phụ huynh các thành phố lớn, những vùng có điều kiện kinh tế mới phải đóng 50% tiền mua sữa, trẻ em vùng sâu vùng xa, trẻ em nghèo được tài trợ miễn phí bằng ngân sách và nguồn vốn các công ty sữa liệu có đáng thuyết phục? Cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con mình. Thời nay, kinh tế không đến nỗi quá khó khăn, những bậc cha mẹ nào có đi làm, có thu nhập đều có thể mua cho con mình mỗi ngày 1 hộp sữa nếu muốn, chẳng phải vì có tài trợ 50% mới quyết định cho con uống sữa. Chỉ cần nhà nước công bố nghiên cứu chứng minh, uống sữa là thật sự cần thiết cho trẻ thì đảm bảo nhà nào có điều kiện sẽ cho con uống ngay tức khắc. Việc tài trợ sữa chỉ thật sự hữu ích với những đứa trẻ nhà nghèo, thiếu ăn, thiếu mặc thì đây đúng là nguồn bổ sung dinh dưỡng. Nhưng ngay cả chỉ là tài trợ cho trẻ em nghèo thì việc tiến hành đại trà cũng không phải là một biện pháp an toàn.

Mỗi đứa trẻ sinh ra có cơ địa, khẩu vị khác nhau. Không phải đứa nào cũng thích uống sữa, không phải đứa trẻ nào cũng có thể uống được sữa, thậm chí có những đứa trẻ còn có thể gặp nguy hiểm tính mạng nếu uống sữa. Vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm về sức khỏe của trẻ nếu có bất trắc xảy ra khi triển khai chương trình này?

Riêng với các con tôi, ngay từ đứa đầu tiên, tôi đã xác định, không lạm dụng sữa thay thế. Các con tôi được bú sữa mẹ hoàn toàn từ những thời điểm đầu tiên của cuộc đời. Bé lớn may mắn được bú sữa mẹ đến 25 tháng, không cần đến bất cứ một giọt sữa ngoài nào. Khi bỏ bú thì thỉnh thoảng có dùng thêm các loại chế phẩm của sữa như yaourt, phomai như một sự bổ sung đa dạng thực phẩm. Dù không uống nhiều sữa như quảng cáo thì các con tôi đến tuổi trưởng thành cũng đều có chiều cao vượt trội so với các bạn cùng trang lứa nhờ bé nào cũng chơi thể thao, năng vận động và không bị mẹ ép học thêm nên thoải mái ngủ đủ giấc. Bé út thiệt thòi hơn vì khi sinh cả mẹ và bé phải chịu những can thiệp y khoa nên mẹ không có đủ sữa cho bé bú buộc lòng phải bổ sung sữa ngoài, nhưng việc uống sữa hoàn toàn chấm dứt khi bé ăn được đầy đủ các loại thực phẩm. Từ khi 3 tuổi, sữa và các chế phẩm từ sữa chỉ còn là thực phẩm bổ sung không thường xuyên. Tới thời điểm này, từ thể chất và trí lực của các con, tôi tin là mình đã có sự lựa chọn đúng.

Hãy để cha mẹ quyết định cho con mình ăn gì, uống gì.

Theo Đan Hà (Vietnamnet)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Vì lợi ích các con tôi có trách nhiệm lên tiếng'