Năm 2018 có lẽ là một năm "bội thu" tiền tác quyền các tác phẩm âm nhạc đối với các nhạc sĩ trong nước khi Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thu tới hơn 111 tỉ đồng cho các tác giả.

VCPMC thu hơn 111 tỉ đồng tiền tác quyền, tiết lộ có nhạc sĩ nhận gần 400 triệu trong năm 2018

Hải Yến | 25/01/2019, 17:47

Năm 2018 có lẽ là một năm "bội thu" tiền tác quyền các tác phẩm âm nhạc đối với các nhạc sĩ trong nước khi Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thu tới hơn 111 tỉ đồng cho các tác giả.

Theo công bố của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC), năm 2018 đã thu về được hơn 111 tỉđồng (bao gồm cả thuế VAT) tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc. Hiện nay, VCPMC đã và đang chi trả đến chủ sở hữu quyền tác giả tới gần 60 tỷ và đang tiếp tục nhập liệu cho quý 4.2018.

Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới ngay trong chiều 25.1, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Giám đốc VCPMC cho biết số tiền hơn 111 tỉđồng kia được thu từ các chương trình âm nhạc, liveshow, ca sĩ, website, ứng dụng nhạc, phát thanh truyền hình....

"Năm nay có thể nói là một năm "bội thu" tiền tác quyền các tác phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, vì lý do cá nhân tài chính của từng người nên chúng tôi không công bố ai là người nhận được nhiều tiền tác quyền nhất mà chỉ phân chia theo top. Ví dụ có các nhạc sĩ đã ở top đầu tiên khi có tới gần 400 triệu tiền tác quyền, top giữa là khoảng hơn 200 triệu tiền tác quyền và cũng có những nhạc sĩ nhận được vài chục triệu tiền tác quyền trong năm 2018".

Ông Đinh Trung Cẩn - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho biết trong năm tới, các hoạt động của các nhạc sĩ và của trung tâm sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa để gắn kết để quyền lợi hợp pháp của các tác giả âm nhạc tiếp tục được đảm bảo. Bên cạnh đó, trung tâm chú trọng công tác chăm sóc, phát triển hội viên, giải quyết khiếu nại, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho các tác giả thành viên.

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cũng cho biết năm 2019, với các mục tiêu đề ra, VCPMC cần sự hỗ trợ của các ngành chức năng trong việc đề nghị các cơ sở kinh doanh có sử dụng âm nhạc, bao gồm các cơ sở lưu trú phải xin phép, thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả theo đúng quy định của pháp luật.

"Thực tế cho thấy tình trạng xâm phạm quyền tác giả đang diễn ra tràn lan trong suốt thời gian qua ở nhiều lĩnh vực sử dụng âm nhạc, điển hình là lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, đã gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả. Hàng trăm chương trình biểu diễn đã né tránh thực hiện nghĩa vụ xin phép và trả tiền sử dụng quyền tác giả theo quy định. Nhiều tổ chức, cá nhân chưa có ý thức, nhận thức đầy đủ trong việc thực hiện nghĩa vụ về quyền tác giả, không thực hiện hoặc tìm cách để không phải trả tiền bản quyền. Một số tác giả vẫn chưa chú trọng đúng mức việc bảo vệ cũng như khai thác quyền tài sản đối với các tác phẩm do mình sáng tác, để cho nhiều người chưa hiểu được tầm quan trọng của tác quyền âm nhac. Năm tới đây, trung tâm sẽ công bố và xây dựng website cho trung tâm để tiện phục vụ cho công việc và để các nhạc sĩ, ca sĩ theo dõi để thực hiện"'.

Cũng trong thời gian này, VCPMC đã bắt đầu phát hiện Công ty Cổ phần Sky Music có hành vi xâm phạm quyền tác giả. Hainăm qua, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã nhiều lần làm việc, giải thích pháp luật và khuyến cáo Công ty Cổ phần Sky Music về hành vi trái pháp luật. VCPMC cũng đã gửi thông tin về hành vi xâm phạm quyền tác giả của Công ty Cổ phần Sky Music đối với các tác phẩm âm nhạc, bao gồm cả nhạc Việt Nam và nhạc quốc tế, đến Liên minh Hiệp hội quốc tế các nhà soạn nhạc và soạn lời (CISAC) và các tổ chức quản lý tập thể quyền nước ngoài (CMOs) đã ký thỏa thuận ủy quyền song phương với Trung tâm.

Hiện, một số tổ chức quản lý tập thể quyền của Anh (PRS), Úc (APRA), Canada (SOCAN), Hàn Quốc (KOMCA)… đã gửi văn bản xác nhận, trong đó nêu rõ việc các CMOs không ủy quyền cho Công ty Cổ phần Sky Music, đồng thời yêu cầu Công ty Cổ phần Sky Music chấm dứt ngay vi phạm.

Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VCPMC thu hơn 111 tỉ đồng tiền tác quyền, tiết lộ có nhạc sĩ nhận gần 400 triệu trong năm 2018