Dù là người thân trong gia đình thì bạn cũng hạn chế dùng chung những vật dụng này để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Vật dụng không nên dùng chung với người khác

08/09/2020, 16:26

Dù là người thân trong gia đình thì bạn cũng hạn chế dùng chung những vật dụng này để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Dùng chung tai nghe có thể gây ra sự phát triển của vi khuẩn trong tai - Ảnh: Internet

Kềm cắt móng

Tuy không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có vô số vi khuẩn, virus và nấm mốc ẩn giấu trên các ngón tay và móng tay của bạn. Chính vì vậy, kềm cắt móng tay có thể dễ dàng trở thành công cụ lây nhiễm bệnh.

Nếu bạn sử dụng chung kềm cắt móng tay với người khác, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nấm da hoặc nhiễm virus HPV, là một virus gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư.

Son môi

Dưới bề mặt của môi cũng có vô số mạch máu. Virus Herpes có thể được truyền từ người này sang người khác khi dùng chung son dưỡng hoặc son môi, ngay cả khi người đang mang mầm bệnh không hề xuất hiện triệu chứng rõ ràng của bệnh.

Do đó, bạn nên mang theo món vật dụng cá nhân này trong túi xách để tránh khỏi mượn ai đó.

Lăn khử mùi

Chai lăn khử mùi có thể gây ra những nhiễm trùng nghiêm trọng mà bạn không thể ngờ tới, đặc biệt là khi vi khuẩn xâm nhập vào những vết thương nhỏ sau khi bạn tẩy lông.

Đa phần các chất khử mùi chỉ có thể làm giảm mùi hôi chứ không hề có công dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Do đó, khi bạn chọn mua chai khử mùi nên chọn loại có thêm công dụng kháng khuẩn và đừng nên dùng chung với ai khác, thậm chí là người thân.

Lược chải

Bạn đừng nên đưa lược chải tóc cho ai đó sử dụng hoặc mượn lược chải tóc từ ai đó. Lược chải tóc có thể làm lây lan các ký sinh trùng như chấy, ghẻ và thậm chí là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Nếu bạn phải dùng chung lược, hãy làm sạch ngay bằng chất khử trùng trước khi chải.

Khăn tắm

Khăn là môi trường lý tưởng để vi trùng sinh sản, đặc biệt là khi treo trong phòng tắm có độ ẩm cao. Nếu chiếc khăn của bạn có mùi mốc, nghĩa là nó đã bị nhiễm nấm mốc và vi khuẩn.

Chiếc khăn đó có thể khiến bạn bị nhiễm nấm và các vi khuẩn gây phát ban, mụn trứng cá và viêm kết mạc. Để loại bỏ mối nguy hiểm này, bạn nên giặt khăn sau khoảng 4 – 5 lần sử dụng và luôn để khăn khô ráo.

Bông tắm

Một chiếc bông tắm thường không có thời gian để khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng. Do đó, đây là môi trường phát triển tuyệt vời cho các vi khuẩn. Hãy làm khô bông tắm sau mỗi lần sử dụng, để nơi khô thoáng và tuyệt đối không dùng chung với người khác.

Đồ trang điểm

Bạn nên tránh để dụng cụ trang điểm tiếp xúc với nước mắt, niêm mạc mũi, nước bọt, máu hoặc mụn mủ. Điều này cũng có nghĩa là bạn không nên dùng chung bút kẻ mắt, phấn mắt, mascara, kem che khuyết điểm, son môi và phấn mắt với ai khác. Ngoài ra, tốt hơn hết là bạn cũng không nên dùng các mẫu thử được giới thiệu tại các cửa hàng mỹ phẩm.

Tai nghe

Dùng chung tai nghe có thể gây ra sự phát triển của vi khuẩn trong tai. Nguy cơ tăng lên nếu bạn sử dụng chúng trong khi tập luyện thể lực: nhiệt và độ ẩm góp phần đẩy nhanh quá trình sinh sôi của vi khuẩn.

Ngoài ra, nếu dùng chung tai nghe, các vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập vào tai và gây nhiễm trùng, mụn nhọt và mụn mủ. Trong trường hợp dùng chung, hãy lau sạch bằng cồn.

Quỳnh An (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vật dụng không nên dùng chung với người khác