Hãng tin Reuters giới thiệu loạt hoạt động ngoại giao mà Mỹ thực hiện để các con tin ở Dải Gaza trở về an toàn.

Vai trò của Mỹ trong đàm phán giải cứu con tin ở Dải Gaza

Cẩm Bình | 23/11/2023, 07:45

Hãng tin Reuters giới thiệu loạt hoạt động ngoại giao mà Mỹ thực hiện để các con tin ở Dải Gaza trở về an toàn.

Không lâu sau khi lực lượng Hamas đột kích miền Nam Israel và bắt đi hàng trăm người, chính phủ Qatar đã liên hệ Nhà Trắng đặt yêu cầu thành lập nhóm cố vấn giúp giải cứu những người bị bắt. Nỗ lực giải cứu đem lại thỏa thuận ngừng bắn 4 ngày và dùng 150 tù nhân người Palestine đổi lấy ít nhất 50 con tin mà Hamas đang giữ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden góp sức bằng hoạt động ngoại giao cá nhân tích cực. Ông tổ chức hội đàm khẩn cấp với Tiểu vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ngoại trưởng Antony Blinken, Giám đốc CIA Bill Burns, Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cùng cấp phó là Jon Finer, Đặc phái viên Trung Đông Brett McGurk và nhiều quan chức Mỹ khác cũng đàm phán vô cùng vất vả.

Nỗ lực trong bí mật

Lúc liên hệ Nhà Trắng, Qatar yêu cầu thành lập một nhóm nhỏ phụ trách làm việc riêng với phía Israel. Cố vấn Sullivan chỉ đạo Đặc phái viên McGurk cùng vài quan chức Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ thực hiện yêu cầu. Do cả Qatar lẫn Israel đều muốn giữ bí mật nên việc này được thực hiện mà không thông báo cho bất cứ cơ quan liên quan nào của Mỹ cả.

Đặc phái viên McGurk - nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm xử lý sự vụ Trung Đông - điện đàm với Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani mỗi sáng rồi báo cáo lại cho Cố vấn Sullivan và Tổng thống Biden.

Ngày 13.10, Tổng thống Biden gặp gia đình những công dân Mỹ bị Hamas bắt giữ hoặc đang mất tích. Vài ngày sau ông sang Tel Aviv để hội đàm với Thủ tướng Netanyahu vào ngày 18.10. Giải cứu con tin là trọng tâm làm việc bên cạnh một số vấn đề liên quan đến xung đột, chẳng hạn như viện trợ nhân đạo.

Ngày 23.10, nhóm cố vấn Nhà Trắng giúp giải cứu 2 con tin người Mỹ Natalie và Judith Raanan - diễn biến chứng tỏ đàm phán trả tự do cho những người bị bắt hoàn toàn khả thi, khiến Tổng thống Biden tin tưởng Qatar có thể làm được việc này.

no.jpg
Hamas đang giữ hơn 200 con tin - Ảnh: Reuters

Nhóm cố vấn đẩy mạnh nỗ lực. Giám đốc Burns bắt đầu làm việc thường xuyên với Giám đốc cơ quan tình báo Israel (Mossad) David Barnea. Tổng thống Biden nhìn ra cơ hội giải cứu nhiều con tin hơn, và trao đổi tù nhân người Palestine là phương án thực tế duy nhất để đổi lấy một thỏa thuận ngừng bắn.

Ngày 24.10 khi Israel bắt đầu thực hiện chiến dịch tấn công trên bộ vào Dải Gaza, phía Mỹ nhận được tin phía Hamas đồng ý với điều khoản thả phụ nữ cùng trẻ em đổi lấy ngừng bắn. Washington bàn bạc với đồng minh, Israel không chịu trì hoãn tấn công vì chẳng có bằng chứng con tin còn sống.

Hamas tuyên bố không thể xác định ai đang bị bắt giữ trừ phi giao tranh tạm dừng. Cả Mỹ lẫn Israel đều đánh giá Hamas thiếu trung thực, tuy nhiên phía Israel vẫn điều chỉnh chiến dịch theo hướng có thể tạm dừng nếu đạt được thỏa thuận.

3 tuần tiếp theo Tổng thống Biden tham gia đàm phán vạch ra nội dung chi tiết, các đề xuất phương án thả con tin được trao đổi qua lại. Mỹ và Israel yêu cầu Hamas cung cấp danh sách con tin kèm thông tin nhận dạng cùng đảm bảo trả tự do. Đây là quá trình phức tạp vì công tác liên lạc vô cùng khó khăn, thông điệp phải được chuyển qua trung gian Qatar hoặc Ai Cập đến Hamas rồi quay trở lại.

Theo thỏa thuận dần hoàn thiện, ở giai đoạn đầu tiên Hamas sẽ thả phụ nữ cùng trẻ em đổi lấy số tù nhân người Palestine tương xứng. Israel đòi Hamas đảm bảo tất cả phụ nữ cùng trẻ em phải được trả tự do ở giai đoạn này. Phía Mỹ đồng ý và nhờ Qatar đề nghị Hamas cung cấp bằng chứng con tin còn sống kèm thông tin nhận dạng.

Hamas cam kết trước tiên thả 50 con tin nhưng từ chối cung cấp thông tin nhận dạng. Ngày 9.11, Giám đốc Burns gặp giới lãnh đạo Qatar và người đồng cấp Barnea tại Doha để cùng nhau xem xét nội dung thỏa thuận. Trở ngại lớn nhất vào thời điểm đó chính là không có thông tin nhận dạng.

3 ngày sau Tổng thống Biden gọi cho Tiểu vương Hamad Al Thani nhắc lại yêu cầu cung cấp thông tin nhận dạng. Hamas sau đó đáp ứng yêu cầu.

Ngày 14.11, Tổng thống Biden thúc giục Thủ tướng Netanyahu chấp nhận thỏa thuận. Cùng ngày nhà lãnh đạo Israel nhờ đặc phái viên McGurk chuyển lời đề nghị Tổng thống Biden gọi cho Tiểu vương Hamad Al Thani bàn luận về các điều khoản cuối cùng.

Đàm phán đình trệ một khoảng thời gian vì thông tin liên lạc ở Dải Gaza bị cắt đứt. Khi liên lạc khôi phục thì Tổng thống Biden đang dự hội nghị cấp cao APEC. Ông gọi cho Tiểu vương Hamad Al Thani nói rằng đây là cơ hội cuối cùng, phía Tiểu vương cam kết sẽ gây sức ép với Hamas nhằm giúp đạt được thỏa thuận.

Ngày 18.11, đặc phái viên McGurk gặp Thủ tướng Qatar Jassim Al Thani tại Dohan. Giám đốc Burns được gọi đến ngay sau khi điện đàm với người đồng cấp Barnea. Lần làm việc này giải quyết số khúc mắc còn sót lại. Thỏa thuận cuối cùng nêu rõ phụ nữ cùng trẻ em sẽ được trả tự do ở giai đoạn đầu, sau đó tiếp tục thả con tin cho đến khi toàn bộ số người bị bắt đều tự do.

Ngày 19.11 tại Cairo, đặc phái viên McGurk gặp giám đốc tình báo Ai Cập Abbas Kamil. Hamas thông báo đồng ý gần như tất cả điều khoản trong thỏa thuận trừ vấn đề số lượng con tin ở đợt trao trả thứ nhất cũng như cơ chế khuyến khích thả hơn 50 phụ nữ cùng trẻ em. Các bên lại gấp rút làm việc.

Ngày 22.11, chính phủ Israel qua bàn luận đã quyết định chấp nhận thỏa thuận.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vai trò của Mỹ trong đàm phán giải cứu con tin ở Dải Gaza