Nga có kế hoạch tiêm chủng đại trà cho nhân dân vào tháng 10 nhưng thị trưởng Moscow tiết lộ các cuộc thăm dò cho thấy khoảng một nửa số công dân Nga nghi ngờ về hiệu quả vắc xin.

Vắc xin COVID-19 của Nga có phản ứng phụ nhẹ, một nửa dân số hoài nghi hiệu quả

05/09/2020, 12:08

Nga có kế hoạch tiêm chủng đại trà cho nhân dân vào tháng 10 nhưng thị trưởng Moscow tiết lộ các cuộc thăm dò cho thấy khoảng một nửa số công dân Nga nghi ngờ về hiệu quả vắc xin.

Người dân Nga lo ngại COVID-19 - Ảnh: Internet

Một loại vắc-xin COVID-19 được Nga phát triển và thử nghiệm, đã tạo ra các kháng thể trung hòa ở hàng chục ca tham gia nghiên cứu. Theo dữ liệu được công bố hôm qua, ngày 4.9 trên tạp chí y khoa The Lancet, dù vắc-xin này thường gây ra các tác dụng phụ như sốt, nhưng những tác dụng phụ đó chủ yếu là nhẹ.

Vào tháng 8, Nga đã bị chỉ trích khi tuyên bố phê duyệt vắc-xin coronavirus đầu tiên trên thế giới để sử dụng rộng rãi - ngay cả khi các thử nghiệm quan trọng ở giai đoạn 3 chưa hoàn thành.

Trong giai đoạn 1 và 2 của nghiên cứu loại vắc-xin được đặt tên là Sputnik V, đã có tất cả 76 người tình nguyện tham gia để phát triển kháng thể chống lại vi-rút gây bệnh. Theo nghiên cứu, mức độ phản ứng kháng thể trung hòa tương tự như phản ứng miễn dịch mà mọi người có sau khi khỏi COVID-19 một cách tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét các phản ứng từ tế bào T, một thành phần khác của hệ thống miễn dịch. Họ đánh giá: "Kết quả từ thử nghiệm cho thấy vắc-xin cũng tạo ra phản ứng tế bào T trong vòng 28 ngày".

Cần thử nghiệm lớn hơn

Các nhà khoa học không tham gia vào nghiên cứu nói rằng, mặc dù kết quả là một dấu hiệu tích cực, nhưng chỉ khi thực hiện những thử nghiệm lớn hơn, tương ứng với giai đoạn 3 thì mới có thể xác nhận liệu vắc-xin có thực sự ngăn ngừa COVID-19 hay không.

Giáo sư về vi sinh vật truyền bệnh Brendan Wren đến từ Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London cho biết: “Dữ liệu về các nghiên cứu vắc-xin của Nga được báo cáo trên The Lancet là đáng khích lệ. Trong nghiên cứu, một nửa số người tham gia bị sốt và 42% bị đau đầu. Ngoài ra, khoảng 28% bị mệt và 24% bị đau khớp. Bài báo không cho biết những tác dụng phụ này kéo dài bao lâu nhưng cho biết "hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ".

Vắc xin đã được đăng ký ở Nga vào tháng 8, trước khi nó trải qua các thử nghiệm quy mô lớn. Theo thông cáo báo chí từ The Lancet, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh vật học Quốc gia Gamaleya ở Nga đã nhận được sự chấp thuận vào hôm 26.8 để thực hiện thử nghiệm giai đoạn 3, dự kiến ​​có 40.000 tình nguyện viên tham gia.

Theo Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF), các nhà nghiên cứu đang phân phối vắc xin cho các nhóm có nguy cơ cao.

Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh vật học Quốc gia Gamaleya đang sử dụng adenovirus trong vắc xin COVID-19 của họ. Đây là cách tiếp cận tương tự trong vắc xin do Đại học Oxford và AstraZeneca phát triển. Adenovirus cung cấp vật liệu di truyền cho protein đột biến nằm trên vi-rút gây ra COVID-19 và vật liệu di truyền đó được thiết kế để tạo ra phản ứng khắc chế coronavirus. Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu lợi dụng đặc tính của adenovirus để “dĩ độc trị độc” với coronavirus. Mặt trái là adenovirus có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, gồm cả cảm lạnh thông thường. Vắc xin Gamaleya được tiêm hai liều và mỗi liều sử dụng một chủng adenovirus khác nhau.

Tiến sĩ Paul Offit, nhà tiêm chủng tại Đại học Pennsylvania cho biết: “Sử dụng hai loại vi rút khác nhau mang lại lợi thế về mặt lý thuyết.

Naor Bar-Zeev, Phó giám đốc Trung tâm Tiếp cận Vắc xin Quốc tế tại Đại học Johns Hopkins, đánh giá rằng các nghiên cứu "đáng khích lệ nhưng không nhiều”. Bar-Zeev không tham gia vào nghiên cứu của Nga nhưng ông theo dõi kỹ các đồng nghiệp.

Dmitriev, Giám đốc điều hành của RDIF, nói rằng kết quả thử nghiệm xác nhận "tính an toàn và hiệu quả cao" của vắc-xin, đồng thời quả quyết rằng kết quả này là "một phản ứng mạnh mẽ đối với những người hoài nghi, những người đã chỉ trích vắc-xin của Nga một cách vô lý"

Thử nghiệm hàng loạt bắt đầu vào tuần tới

Trước đó, Nga cho biết họ có kế hoạch bắt đầu tiêm chủng hàng loạt cho công dân vào tháng 10. Bộ Y tế nước này cho biết các nhân viên y tế tuyến đầu của nước này sẽ là những người đầu tiên được tiêm chủng.

Thị trưởng thành phố Moscow Sergey Sobyanin cho biết các cuộc thử nghiệm vắc xin đối với những người tình nguyện sẽ bắt đầu ở thủ đô vào tuần tới. Theo ông Sobyanin, đã có hơn 5.000 người đã đăng ký tham gia thử nghiệm. Bản thân Sobyanin cũng đã được tiêm mũi đầu tiên trong hai mũi vắc xin.

Thị trưởng Sobyanin cho biết các cuộc thăm dò cho thấy khoảng một nửa số công dân Nga nghi ngờ về vắc xin. Ông thừa nhận: "Theo các cuộc thăm dò, khoảng một nửa nghi ngờ liệu họ có cần phải tiêm chủng ngừa coronavirus hay không, liệu vắc-xin có phát triển đủ (theo quy trình) hay không. Cách đây hai tháng, gần 90% người hoài nghi".

Giới chức Nga trước đó cho biết đã có một số quốc gia ở Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á bày tỏ sự quan tâm đến việc mua vắc xin. Nhưng nếu không hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3, Nga sẽ không chứng minh được với thế giới về công trình vắc-xin Sputnik V

Nga không phải là quốc gia duy nhất nhanh chóng “chăm chút” cho vắc-xin của mình. Trung Quốc vào tháng 6 đã phê duyệt thử nghiệm vắc-xin coronavirus cho các quân nhân. Rồi vào tháng 8, Trung Quốc rùm beng rằng đã sử dụng vắc-xin này cho những người làm nghề "có nguy cơ cao" - chẳng hạn như các chuyên gia y tế tuyến đầu và kiểm soát cửa khẩu biên giới - kể từ tháng 7.

Anh Tú (theo CNN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc xin COVID-19 của Nga có phản ứng phụ nhẹ, một nửa dân số hoài nghi hiệu quả