Theo cơ quan điều tra, Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") đã triệt để khai thác, lợi dụng mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan nhà nước; thông qua chức danh Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) để thành lập nhiều công ty giao người thân, họ hàng đứng tên.

Út ‘trọc’ từng khai thác triệt để mối quan hệ với lãnh đạo các bộ ngành

Thu Anh | 03/09/2020, 16:07

Theo cơ quan điều tra, Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") đã triệt để khai thác, lợi dụng mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan nhà nước; thông qua chức danh Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) để thành lập nhiều công ty giao người thân, họ hàng đứng tên.

Trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gày ảnh hưởng đối với người khác đểtrục lợi” xảy ra tại Công ty cổ phầnTập đoàn Yên Khánh, Tổng công ty Cửu Long và các đơn vị có liên quan, Út “trọc” bị đề nghị truy tố về2 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với vai trò chủ mưu, cầm đầu;tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưỏng đối với người khác để trục lợi”.

Theo kết luận của CQĐT, Đinh Ngọc Hệ đã "triệt để khai thác, lợi dụng mối quan hệ thân thiết với lãnh đạocác bộngành, cơ quan nhà nước. Thông qua chức danh Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng), Hệ đã thành lập nhiều công ty giao người thân, họ hàng đứng tên".

Cụ thể, qua lời khai của ông Đinh La Thăng, cựu Bộ trưỏng GTVT thể hiện trong bản kết luận điều tra, đầu năm 2012, Đinh La Thăng gặp và quen biết Đinh Ngọc Hệ tại Ninh Bình. Trong năm 2012 - 2013, ông Đinh La Thăng có nhiều lần điện thoại liên hệ với Đinh Ngọc Hệnhưng trong lời khai đã phủ nhận việc bàn bạc, giới thiệu, chỉ đạo tạo điều kiện cho Đinh Ngọc Hệ được mua quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Theo bản kết luận điều tra, tháng 2.2012, sau khi Thủ tướng chấp thuận đề xuất của Bộ GTVT về việc chuyển giao quyền thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, thông qua mối quan hệ quen biết, Đinh Ngọc Hệ đã nhờ Đinh La Thăng gọi điện trực tiếp cho Dương Tuấn Minh - Tống giám đốc Tổng công ty Cửu Long để giới thiệu Đinh Ngọc Hệ và đề nghị Dương Tuấn Minh sắp xếp thời gian làm việc.

Hai ngày sau, Đinh Ngọc Hệ trực tiếp điện thoại cho Dương Tuấn Minh, xưng danh “Út” ở Công ty Thái Sơn đã được Đinh La Thăng gọi điện giới thiệu muốn đến làm việc; và được Minh hẹn sang tuần sẽ sắp xếp lịch làm việc. Tuy nhiên, Đinh La Thăng tiếp tục điện thoại cho Minh, yêu cầu bố trí lịch làm việc cụ thể và chuyển máy cho Đinh Ngọc Hệ trực tiếp trao đổi. Sau đó, Đinh Ngọc Hệ đã đến phòng của Minh (2 lần) để trao đổi và đề nghị hỗ trợ các công việc liên quan, trong đó có đề nghị cho Công ty Yên Khánh được tham gia đấu giá quyền thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Theo bản kết luận điều tra, ông Đinh La Thăng thừa nhận việc có bút phê “Đồng ý” trên đề nghị của Công ty Yên Khánh tại Văn bản số 08/2014/TTr-YK gửi Bộ GTVT, Tổngcông ty Cửu Long kiến nghị về việc giao Công ty Yên Khánh được chỉ định làm nhà đầu tư xây dựng bổ sung 2 nút giao thông trên tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm và phần chi phí do Công ty Yên Khánh đầu tư xây dựng 2 nút giao sẽ được khấu trừ vào số tiền Công ty Yên Khánh còn phải thanh toán theo Hợp đồng ký ngày 30.12.2013 là chưa đúng với quy định của pháp luật, dự án chưa nằm trong danh mục vốn đầu tư trung hạn.

Tuy nhiên, ông Đinh La Thăng không thừa nhận đây là nguyên nhân dẫn đến việc Công ty Yên Khánh lấy lýdo để thanh toán chậm trễ và không bị chấm dứt trước hạn hợp đồng. Ngày 22.6.2015, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể căn cứ báo cáo của Vụ Tài chính để đề xuất đã có đủ cơ sở để xem xét chấm dứt hợp đồng chuyển giao quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đối với Công ty Yên Khánh…

Qua điều tra, CQĐT xác định xuyên suốt quá trình thực hiện đề án chuyển giao quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương từ khi lập, hoàn thiện đề án; tổ chức bán đấu giá; quản lý hợp đồng bán quyền thu phí đã có các sai phạm của Bộ trưởng Bộ GTVT, Hội đồng bán đấu giá, Tổ thường trực giúp việc, Tổng công ty Cửu Long để Công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ trúng đấu giá dù là công ty kinh doanh thua lỗ, không đủ tư cách tham gia đấu giá.

Sau khi trúng đấu giá, dù biết Yên Khánh không có năng lực tài chính, vi phạm hợp đồng về thời hạn thanh toán tiền trúng đấu giá nhưng những cá nhân và đơn vị có tráchnhiệm đã không chấm dứt trước hạn hợp đồng, kịp thời thu hồi quyền thu phí về cho nhà nước; để Công ty Yên Khánh tiếp tục thu phí, dùng phần mềm trái phép can thiệp vào phần mềm thu phí iTOLL Plus của Bộ GTVT, chiếm đoạt tiền thu phí của nhà nước.

Trước khi tổ chức phiên tòanày, tại các phiên tòaxét xử trước đó cũng thể hiện rõ bản chấtcủa Đinh Ngọc Hệ. Cụ thể, bản án phúc thẩm ngày 1.11.2018, Hệ bị Tòa án Quân sự trung ưong tuyên phạt 10 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, 2 năm về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Tại bản án sơ thẩm ngày 21.5.2020, Đinh Ngọc Hệ bị Tòa án Quân chủng Hải quân (Bộ Quốc phòng) tuyên án 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt 2 bản án là 30 năm tù...

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Út ‘trọc’ từng khai thác triệt để mối quan hệ với lãnh đạo các bộ ngành